- - Lá thư Trúc Lâm - Vu Lan Thắng Hội
- - Vu Lan Nhớ Bốn Ơn - HT Thích Chơn Thành
- - Phật Giáo Tinh Hoa và Phát Triển - Tùng Sơn
- - Mây Trời - Minh Đức Triều Tâm Ảnh
- - Vô Môn Quan - Nguyễn Nam Trân biên dịch
- - Ngôn ngữ tam muội của thiền sư Viên Chiếu- Như Hùng
- - Quán thông thực tướng - tuỳ bút Thanh Trí Cao
- - Tình người giác ngộ - Thích Tâm Ngoạn
- - Dâng hoa Lương Hoàng Sám trong mùa Vu Lan - Thích Nữ Giới Hương
- - Hương gió đức - Huệ Trân
- - Những sắc thái đặc thù của Phật giáo - Nguyễn Trần Ai
- - Học kinh Pháp Hoa - Thích Nữ Như Bảo
- - Dấu xưa - Nhuận Hùng
- - Danh Ni Truyện- - Ngọc Bảo
- - Thập nhị nhân duyên và tứ đế - Đức Hạnh
- - Ngôn ngữ loài vật - Huệ Trân
- - Ta từ thành Phật đến nay - Diệu Huyền trích dịch
- - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Nguyễn Trần Ai
- - Con đi tìm mẹ! - Tâm Tường Lê Đình Cát
- - Lòng Mẹ - Diệu Trí
- - Tình cha nghĩa mẹ - Thanh Thái
- - Dòng thơ Issa - Hành Khất Thế Kỷ
- - Thì thầm với mẹ - Ngô thị Minh
- - Con tìm về mẹ Âu Cơ - Phan Như Huyên
- - Phỏng vấn HT Thích Quảng Thanh - Đoàn Trọng/ Việt Herald
- - Đêm Nghe Tiếng Chuông Chùa Tam Bảo - Trần Kiêm Đoàn
- - Thoát tục- Vô Thức Thi Nhân
VU LAN NHỚ BỐN ƠN
Hòa Thượng Thích Chơn Thành
Mỗi năm người Nhật-Bản có bốn ngày lễ quan trọng nhất. Khi Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi bảy ngày, nhà Vua lên đàng Nam Giao tế thiên địa, trong lễ này vua Minh Trị tuyên bố “Phế Đông Lập Tây”. Từ đó trở về sau, người nhật lấy lịch hệ thống mặt trời làm chuẩn, Chủ Nhật (Mặt Trời= Nichiyobi), Thứ Hai (Mặt Trăng Getsuyobi), Thứ Ba (Hỏa Tinh= Kayobi), Thứ Tư (Thủy Tinh=Suiyobi), Thứ Năm (Mộc Tinh=Mokuyobi), Thứ Sáu (Kim Tinh=Kinyobi), Thứ Bảy (Doyobi=Thổ Tinh). Chỉ có bốn chữ của Minh Trị Thiên Hoàng làm thay đổi phần lớn sinh hoạt của nhân dân nhật, tuy nhiên người Nhật vẫn giữ tên của Nhật Hoàng làm niên giám thí dụ như Meiji (Minh-Trị) năm thứ 1, Meiji năm thứ 2 vân vân, để làm niên giám), Vì vậy, người Nhật nói năm theo tên của Thiên Hoàng năm thứ mấy, thì họ hiểu một cách dễ dàng, còn nói năm 1975, 1985 v.v… thì họ chuyển từ Sowa năm thứ mấy đến 1975.
Hằng năm, người Nhật có ba ngày lễ lớn. Thứ nhất là ngày Tết theo lịch mặt trời mà Việt-nam chúng ta thường gọi là dương lịch. Chiều 30 tết người ta đi lễ lăng Minh Trị (Meiji-Jingu), nhiều người đến sắp hàng từ 5 giờ chiều, sắp thành 6 hay 7 hàng ngang, cứ 5 hàng dọc có một hàng cảnh sát dăng dây chận, đúng 12 giờ khuya tiếng chuông chùa đổ trên TV, hàng cảnh sát trước tiên vổ tay ba cái để Thần thức dậy, rồi vái chào, ném tiền vào sân rồi đi ra, cứ thế theo thứ tự từng hàng một tiến lên vổ tay ba cái cho thần thức dậy rồi ra về, trải qua năm sáu cây số người theo thứ tự tiến lên lễ Thần. Chùa Quán Âm ở Asakusa và chùa Phật Tổ cũng đông nghẹt người như Meiji Jingu.
Ngày quan trọng thứ hai là ngày Lễ Thành Niên lứa tuổi 18, và ngày quan trọng thứ ba là ngày Vu-lan. Người Nhật làm việc chính thức ở các hảng đều có hai kỳ tiền thưởng Bô-Nas (bonus). Nhờ hai lần tiền thưởng bonus (Bô-nas) mà họ để dành. Kỳ đầu trước tết và kỳ sau trước lễ Vu-lan. Vì thế, người dân Nhật dù đi làm ăn xa quê hương, đến ngày lễ Vu-lan theo dương lịch, họ đều về thăm quê hương xứ sở, thăm bà con láng giềng, thăm mồ mả ông bà. Vì thế, các hảng máy bay, đường xe đều đông nghẹt hành khách, không hiểu trong những năm kinh tế bị suy thoái, một số sinh hoạt còn được duy trì như xưa hay không, tôi không hiểu rõ. Bởi vì, vấn đề kinh tế, xã hội v.v…có những ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Nhưng có một điều lý thú là ba năm trước anh bạn học cũ rất thân thiết anh Trần Nguyên Thắng mở công-ty du lịch, anh cho tôi đi về Nhật chơi trong dịp Hoa Anh Đào. Tôi cũng tưởng mình vẫn còn nhớ, nhưng bây giờ thì quên khá nhiều, vì khác hơn xưa và cũng vì trí óc không còn bén nhạy như ngày nào, nên đi về thăm trường cũ, chỗ ở ngày xưa nhưng có đi mà không đến, vì quên nhiều lắm, nên đi lộn lên lộn xuống rồi trời chiều buông xuống nên phải lui trở về Hotel. Giả sử bây giờ tôi về Việt Nam chắc chắn là không biết đường đi nẻo về, vì xa quê đã gần năm mươi năm.
Nhưng con người cũng khá lý thú, mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý là sáu ống kính vừa xoay ra ngoài vừa quay vào trong, mắt tiếp xúc các đối tượng bên ngoài, tai nghe những âm thanh, mũi ngửi những hương vị, lưỡi nếm những mùi vị, tay chân thân thể tiếp xúc các đối tượng. Tất cả những hình ảnh, những âm thanh v.v…đã được Mạc-na-thức (super Consciousness) quay thành cuốn phim và cất giữ cẩn thận trong tàng thức, vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù có đôi đoạn phim đời bị quên. Vì thế, đã trải qua bao thăng trầm, nhiều biến thiên mà những mùa Vu-Lan, những khung cảnh quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn vẫn còn nhớ rất rõ như ngày nào. Vì thế, đêm nay nằm nghỉ ngơi nhưng đầu óc vẫn quay cuồn hình ảnh thân thương, qúy mến của Bà nội, người cha triều mến, bà Má thương yêu, nựng nịu, âu yếm con thơ từ thuở trong bào thai cho đến ngày lớn khôn, trải qua biết bao nhiêu khó nhọc, biết bao nhiêu cực khổ, nhất là từ khi ra đời tôi đã nếm mùi chinh chiến. Vì thế, tôi có nhiều bè bạn ở quê hương xứ sở, nhưng họ đã lần lượt trở thành người thiên cổ.
Đêm nay nhớ lại những kỷ niệm xa xưa, những khó nhọc, những chết chóc của thời chinh chiến, nhớ lại hình ảnh của bà nội, của bà má nhất là hình ảnh chìu chuộng, thương yêu nhất của người cha yêu mến, những chuyến đi chơi với bạn bè hàng xóm, tất cả đều hiện về từ đoạn phim này đến đoạn phim khác, lúc thì vui, thật vui, khi thì buồn thật buồn, buồn rũ rượi, buồn đến xúc động.
Đêm nay nhớ đến Vu-Lan liền nhớ đến Mẹ Hiền năm xưa, nhớ đến
Tam Bảo, nhớ đến Mẹ Hiền Quán-Thế-Âm Ngài đã từng che chở và giúp đỡ con vượt
qua những cơn dông tố bão bùng để đến nơi bình an. Nhất là đêm nay nhớ đến Bà Mẹ
Hiền Việt-Nam, tôi nhớ thật nhiều nhưng khó có cơ hội về thăm quê hương lúc
này. Bởi vì, Việt-Nam sắp mất, sắp trở thành một quận hay một huyện cũng có thể
là một làng nhỏ của dân Hán. Bởi vì, do lòng tham lam quá độ của tập đoàn Cộng Sản,
từ Hồ Chí Minh cho đến nay đã mật ước bán đứng quê cha đất tổ. Ngày nay, dân Hán
đã ở tràn lan khắp nước, từ thành thị đến nông thôn, nông sản Việt-Nam đều bị
mua sạch, hải sản cũng thế.
Nhìn lên cuốn phim tài liệu của cuộc cách mạng Xô-Viết (Sô-Viết Story) và cuộc cách mạng Trung Quốc thời Mao-Trạch-Đông, lúa gạo có đó nhưng lệnh Đảng Cộng Sản không cho ăn, dân Liên-Xô thời Lê-nin và Stalin bị chết trong trạng thái đói và chết trần truồng, bị đám Cộng Sản dùng búa, dùng cuốc đập vào đầu dân, rớt lăn trần xuống những đường hầm. Hai chục triệu người đã bị giết chết theo kiểu này, vì Lê-nin và Stalin ra lệnh giết để tạp ra lớp người mới. Cuộc Cách Mạng Vô Sản thời Mao Trạch Đông còn ghê tởm hơn nữa, lúa gạo đầy nhưng Mao quyết định bỏ dân đói, để tạo ra lớp người mới, xem cuốn phim tài liệu này chúng ta thấy ghê rợn thật. Một người cha có hai đứa con gái, một đứa hai tuổi và đứa lớn bốn tuổi. Người cha vì quá đói, nấu một thùng nước sôi bốc hơi, ôm đứa con hai tuổi bỏ vào thùng cho chín để làm thức ăn, đứa con bốn tuổi, van xin cha, cha ơi! Cha để con sống, con sẽ gánh nước, nấu cơm cho cha, đừng giết con. Nhưng người cha vẫn lạnh lùng, ôm đứa con thứ hai bỏ vào thùng nước đang sôi. Ngoài ra còn cách chôn sống để tạo ra thế hệ mới, cũng ghê rợn và dã man hơn Tết Mậu Thân xứ Huế trong hậu bán thế kỷ 20.
Nhìn cuốn phim tài liệu này, tôi liên tưởng đến dân tộc Việt-Nam
trong hiện tại và một vài năm tới, khi mà Tàu Cộng vơ vét mua hết nông sản, hải
sản ở Việt-Nam đưa về Tàu. Trận chết đói này sẽ tương tự như cuộc cách mạng
Sô-Viết thời Lê-nin và Sta-lin. Tập Đoàn Cộng Sản Việt-Nam và Cộng-Sản Tàu đang
đóng kịch bản giết dân Việt-Nam, dân Miên và Lào, nhất là dân Việt-Nam và đưa
dân lao động Tàu sang chiếm hết cả Miên-Lào từ nhiều năm rồi, giờ đây đến lượt
Việt-Nam.
Mùa Vu-Lan năm nay chúng ta đốt nén tâm hương cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ, cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời và nhất là cầu nguyện cho các oan hồn uổng tử trong mọi thời đại, nhất là những người đã bị chết oan uổng trong các cuộc cách mạng vô-sản Sô-Viết, Trung-Quốc, Việt-Nam và các Nước Cộng Sản cũng như bị chết dưới các bàn tay độc ác của những chế độ độc tài, nguyện cầu cho các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn trên khắp các sa trường, trong rừng sâu, dưới hố thẳm, trong đồng nội, trên đường sá, dưới lòng biển cả, kẻ vô mồ vô mả được ân triêm công đức, tốc xả u-đồ, được siêu sinh Tịnh-Độ.
Nhân mùa Vu Lan năm nay, chúng ta hãy suy nghĩ đến pháp ấn thứ
nhất “vạn hữu vô thường” từ pháp ấn này, trong lúc ngồi thiền bỗng nhiên thấy sóng
gió biển Đông vắng lặng. Tuy nhiên nhân dân Việt Nam
phải cảnh báo chính sách tân thực dân, di dân sang các nước lân bang và phá hoại
kinh tế Việt Nam
của Bắc phương. Đồng thời khuyến khích các Phật Tử trẻ tích cực tham gia vào các
hoạt động của chính trường Mỹ học hỏi tinh thần dân chủ để tương lai giúp nước,
giúp dân.
Hòa Thượng Thích Chơn Thành