NGÀY XUÂN ĐỌC GIAI THOẠI THIỀN

26/01/201112:00 SA(Xem: 19278)
NGÀY XUÂN ĐỌC GIAI THOẠI THIỀN

 

NGÀY XUÂN ĐỌC GIAI THOẠI THIỀN


Phan Tấn Hải

hoa_dao_tet-content Mặc dù các thiền sư vẫn dặn rằng hãy chỉ thẳng vào tâm mà chớ dựa vào chữ nghĩa, nhưng nền văn học Thiền Tông như dường đã trở thành đồ sộ hơn bất kỳ tông phái nào hết – nhiều về số lượng chữ và rộng lớn về ảnh hưởng trong văn học dân gian Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn.... Đó là một điều hết sức lạ lùng, nếu chúng ta ghi nhận rằng trong nhà Phật, số người thực sự tu Thiền không có bao nhiêu, huống gì nói tới bậc gọi được là Thiền Sư. Trong khi đó, Tịnh Độ Tông, pháp môn dựa vào niềm tin vào Phật A Di Đà và hạnh nguyện văng sanh vào cõi Phật của ngài, cho dù có số lượng Phật Tử tu tịnh đông hơn, và cho các Niệm Phật Đường lúc nào cũng nhiều hơn số Thiền Viện, thì nền văn học thuộc ảnh hưởng Tịnh Độ vẫn không nhiều chữ bằng.

Có phải vì các Thiền Sư uyên bác, nhiều chữ hơn quý thầy Tịnh Độ? Không phải thế. Bởi vì có nhiều vị sư bên Tịnh Độ Tông rất mực uyên bác, viết và dịch rất nhiều, thí dụ như Hòa Thượng Thiền Tâm, vị thầy có công nhất trong việc hoằng dương Tịnh Độ Tông tại Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua. Có lẽ nhiều phần là do các cơ duyên đã làm cho Thiền bám rễ vào đời sống cụ thể, để làm văn hóa nhiều nước Châu Á mang chất Thiền. Có lẽ, một lý do là vì Thiền Tông được phát triển mạnh mẽ trước Tịnh Độ Tông nhiều thế kỷ. Và có lẽ, đặc biệt nhất, cũng vì các giai thoại Thiền đã đi vào văn hóa dân gian và được kể từ đời này sang đời kia, ngấm sâu vào lòng người bằng một loại hình văn học dễ gây cảm hứng – và lúc nào cũng nêu lên hai mặt của sự giác ngộ là trí tuệ và từ bi.

Nhân ngày xuân, nơi đây chúng ta sẽ tìm đọc một số giai thoại Thiền, trong khi dịu dàng nhấp một chén trà, để cho nền văn học “bất lập văn tự” này đi vào lòng mình nhẹ nhàng và đánh thức lại những vở tuồng đầy hí lộng của các thiền sư thời xưa cổ.

TRUNG HOA

Nhân vật mang nhiều huyền thoại nhất trong văn học Trung Hoa vẫn là Tế Điên Hòa Thượng. Còn nhớ trong thập niên 1960s, truyện bằng tranh Tế Điên Hòa Thượng đă hấp dẫn nhiều thiếu niên Sài G̣n, lớp thì bày bán vỉa hè, lớp thì đóng tập cho thuê. Gần đây, trong nước có in bản Việt dịch cuốn tiểu thuyết cổ Trung Quốc này. Tác phẩm nguyên bản tiếng Hán đă được dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên tuần báo Giác Ngộ từ số 24 ra ngày 15-12-1991 đến số 137 ra ngày 14-11-1998, với bút danh dịch giả là Đồ Khùng, và được báo này trân trọng giới thiệu bản dịch khi in thành sách như sau.

“Trong Phật Quang đại từ điển, trang 5661, ghi sơ lược như sau:

Đạo Tế (1150-1209)

Ông là Thiền sư Trung Quốc thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm hải (Chiết Giang), họ Lư, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu.

Năm 18 tuổi, ông xuất gia ở chùa Linh Ẩn và lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm. Sau sư vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Đường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Sư lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Sư đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn. Sư xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi. Bình sanh, tánh tình sư cuồng phóng, thích rượu thịt, nên người đời gọi sư là Tế Điên.

Năm 1209, Sư thị tịch, thọ 60 tuổi, nhục thân của sư nhập vào tháp tại Hổ Bào. Tiểu sử của Ngài tóm tắt là thế. Tuy nhiên ta cũng thấy ở Ngài một vài điểm đặc biệt: tánh tình cuồng phóng, thích rượu thịt, có những hành động không giống ai nên có hỗn danh là Tế Điên.

Tuy ‘Điên’ nhưng không phải là Điên quậy phá làm người kinh sợ, mà là đem lại cho kẻ ác một số báo ứng kinh sợ khiến phải chừa và người thiện sự vui mừng thích thú. Việc hiển lộng thần thông cứu sống một số lớn ốc bị chặt đuôi biểu hiện lòng từ bi vô lượng với chúng sanh của Ngài là một bằng chứng cụ thể. Cuộc sống lạ lẫm có nhiều cống hiến ‘Đem lợi ích cho đời’ của Ngài, dưới con mắt của người bình dân, trở thành một bậc siêu nhân. Siêu nhân đối với họ là một nhân vật bất tử đủ mọi quyền phép và tài năng làm được bất cứ việc gì mà vị ấy cần làm. Từ đó, họ tô đắp vào cuộc đời Tế Điên biết bao nhiêu hành tung kỳ bí với mục đích cứu người giúp đời. Một truyền mười, mười truyền trăm, khắp nơi kẻ chợ cũng như ngơ hẻm xóm làng, qua lời kể chuyện của người bán hàng và qua bao nhiêu sự chắt lọc thêm bớt theo trí tưởng tượng của từng nhóm người. Lâu dần, Tế Điên Hòa thượng hay Tế Công Hoạt Phật trở thành câu chuyện dân gian được lưu truyền qua cửa miệng mọi người.

Các văn sĩ, sưu tập sửa đổi lại, gọt đẽo thành tập truyện nhan đề là ‘Tế Công Hoạt Phật’ --- nhưng vẫn xếp vào loại văn học dân gian, với hình bìa: ông Hòa thượng đội mũ lệch, mắt láo liên, tay cầm chiếc quạt rách. Tác phẩm gồm hai phần: phần chánh truyện 240 hồi và phần tục biên 40 hồi.

Đọc truyện Tế Điên, ta thấy thấp thoáng bóng hình đi mây về gió của Tây Du, đậm nét hơn là tính tình hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổn phò nguy của anh hùng Lương Sơn Bạc. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Tế Điên sống vào thời nhà Tống với biết bao rối ren phát xuất từ lòng tham, hết cướp cạn đến cướp ngày, gây cho dân chúng khổ đau không ít. Trước nỗi khổ đau hằng gánh chịu, gặp được bậc siêu nhân luôn tế khổ phò nguy, qua đó gởi gắm những ước mơ của ḿnh, dù là kể lại hay nghe kể, cũng giải tỏa chút nào phiền muộn, quên đi những thực tại trước mắt, âu cũng là một điều thống khoái. Vì thế, ta không lạ gì chuyện Tế Điên với chiếc quạt rách đă gần gũi và phổ biến trong mọi giới quần chúng.

Tuy nhiên, đây là quần chúng viết để quần chúng đọc, và vì người viết không thông hiểu Phật lư, cho nên ta không thể bắt buộc tác phẩm phải thể hiện đúng theo tinh thần Phật giáo thuần túy. Quan niệm ‘Giết người ác là một việc làm tốt’ không phải xuất phát từ lòng từ bi. Đạo Phật chỉ có hóa giải chớ không có đối nghịch. Nhưng nhìn chung, tác phẩm cũng đem lại lợi ích ‘Tránh ác, làm lành’ một cách xấu xa trong lòng dân chúng, được coi như là một thành tựu đáng khích lệ. Vui mà nghe, nghe mà nhớ, nhớ để làm điều tốt. Bấy nhiêu đó được thành tựu cũng là đạt yêu cầu rồi...”

Bây giờ hồi nhớ lại truyện ngài Tế Điên, chúng ta thấy ngài gần chúng ta biết là bao nhiêu. Hoàn toàn không có phong vị gì của một ông Phật ngồi lim dim cả ngày. Ngài Tế Điên cũng “hội nhập” trở lại đời thường sau khi giác ngộ – nhất định vác túi vào chợ, chứ không chịu lên núi. Thấy chúng ta còn say mê tham luyến, thế là Ngài cũng giả bộ xách bầu rượu đi chân thấp chân cao ngoài chợ, nhưng lúc nào cũng hí lộng vui cười chọc phá, chứ không bao giờ sầu bi đau khổ như ta. Cùng đứng giữa chợ, chúng ta bị buộc nhưng ngài thì đã giải thoát. Thấy chúng ta lòng tin còn mờ nhạt, ngài Tế Điên bèn hiển lộng thần thông... và vân vân. Vậy mà câu chuyện về Ngài Tế Điên rồi cứ kéo ra thêm, dày tới vài trăm trang.

Đứng về bố cục truyện, cuốn sách Tế Điên Hòa Thượng (bản truyện bằng tranh ngày xưa in ở Chợ Lớn) chia ra nhiều tập nhỏ, đọc đâu cũng đủ vui cả ngày, không cần theo thứ tự. Đâu phải truyện trinh thám đâu mà phải đọc từng trang. Phải chi bây giờ có bản Anh ngữ của tác phẩm này, để cho trẻ em hải ngoại tha hồ chia sẻ một kho tàng cực kỳ quý báu này.

NHẬT BẢN

Trong khi đó, văn học Nhật Bản cũng có một tác phẩm nổi tiếng, ghi lại 101 câu chuyện Thiền, trong đó mỗi chuyện đều mang sức mạnh riêng. Ít nhất đă có hai bản Việt dịch của cuốn này. Bản đầu là Góp Nhặt Cát Đá, do Đỗ Đình Đồng dịch và in trong đầu thập niên 1970s. Bản dịch mới là do Trần Trúc Lâm thực hiện, với nhan đề Một Trăm Lẻ Một Câu Chuyện Thiền – phần giới thiệu bản sau này viết, “Câu Chuyện Thiền (101 Zen Stories): đă được ấn hành lần đầu vào năm 1939 bởi Rider and Company, Luân Đôn, và David McKay Company, Philadelphia. Những mẫu chuyện này đã được chuyển sang Anh ngữ từ một cuốn sách gọi là Shaseki-shu (Collection of Stone and Sand: Góp Nhặt Cát Đá), viết vào cuối thế kỷ 13 bởi một Thiền sư Nhật tên là Muju (Vô Trú), và những giai thoại của các vị Thiền tăng lượm lặt từ nhiều sách đă ấn hành tại Nhật vào khoảng đầu thế kỷ 20. Những câu chuyện này kể lại sự chứng ngộ của các vị Thiền sư Trung hoa và Nhật bản. Các ngài đă giảng dạy Thiền hơn 500 năm qua.”

Chính nơi này chúng ta mới thấy ảnh hưởng sâu xa của Thiền vào văn học dân gian ở Nhật Bản: những sự chứng ngộ thâm sâu của các Thiền Sư đã trở thành chuyện kể hào hứng của dân gian.

Thí dụ như chuyện thứ 21.

 

Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay

Mokurai là thiền sư của chùa Kennin, biệt danh là Tịnh Sấm. Ngài có một đệ tử được gởi gấm tên là Toyo, chỉ mới có mười hai tuổi. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối Toyo thấy các đệ tử lớn tuổi hơn thường đến viếng sư phụ mong được chân truyền thiền học và chỉ dạy công án để định tâm.


Toyo cũng ước được tọa thiền.

"Hăy ráng chờ thêm nữa," Mokurai bảo. "Con hăy còn bé lắm."


Nhưng đứa trẻ cứ nài nỉ mãi nên sư phụ cũng chiều lòng.

Một buổi tối Toya đến bên ngoài cửa phòng của sư phụ đúng giờ. Cậu đánh chiêng báo hiệu, đảnh lễ ba lần ngoài cửa rồi đến ngồi trước mặt sư phụ trong sự yên lặng kính cẩn.

"Con đă nghe tiếng vỗ của hai bàn tay," Mokurai bảo. "Bây giờ chỉ cho ta tiếng vỗ của một bàn tay."

Toyo cúi lạy và lui về phòng mình mà quán chiếu đến công án này. Từ cửa pḥòng cậu ta có thể nghe văng vẳng tiếng nhạc của các cô đầu geisha. "Ồ! có rồi!" cậu reo lên.

Đêm hôm sau, khi sư phụ bảo cậu diễn tả tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo bắt đầu đàn bài nhạc của các cô đầu.

"Không, không,” thiền sư Mokurai bảo. "Chẳng phải thế đâu. Đó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả."

Cho rằng tiếng nhạc văng vẳng quấy rầy quá, Toyo bèn tìm một căn phòng vắng lặng hơn. Cậu ta nghĩ miên man. "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?" Cậu chợt nghe có tiếng nước rơi. "Ta được rồi," cậu tưởng.

Khi cậu gặp lại sư phụ, Toyo bắt chước tiếng nước rơi.

"Cái gì vậy?” thiền sư Mokurai hỏi. "Đó là tiếng giọt nước rơi, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Ráng nữa đi."Thất vọng, Toyo mặc tưởng đến tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng gió thỏang. Nhưng lại bị gạt đi.

Cậu nghe tiếng cú kêu. Lại cũng bị từ chối.

Tiếng vỗ của một bàn tay lại không phải là của bầy châu chấu.

Toyo đến và đi cũng phải mười bận viếng Thầy với nhiều tiếng động khác nhau. Tất cả đều sai bét. Cả một năm cậu cứ suy nghĩ về tiếng vỗ của một bàn tay là thế nào.

Cuối cùng, cậu bé Toyo đi vào thiền định và quán chiếu tất cả các tiếng động. "Con chẳng còn biết thêm tiếng động nào khác nữa," cậu giải thích về sau này, "do đó con đạt đến tiếng động vô thanh."

Toyo đă ngộ được tiếng vỗ của một bàn tay.”

Câu chuyện thật có thể là phức tạp hơn chuyện vừa kể. Công án Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay là một trong các công án phổ biến và được ưa chuộng tại Nhật Bản. Điều cần ghi nhận rằng cậu bé Toyo chỉ mới 12 tuổi khi xin tham công án, và mất một năm thì hiểu – nghĩa là cậu quá trẻ cho một nghi án quá lớn. Nếu 13 tuổi mà ngộ đạo, thì hiển nhiên phải là bậc tái sanh. Còn khi cậu Toyo nói với thầy là "... con đạt đến tiếng động vô thanh," nhỡ nếu gặp thầy khó tính thì thế nào thầy cũng còn bắt xét nét nữa.

Nhưng câu chuyện được kể lại theo một bố cục hợp lý lắm: cậu bé nhận ra từ tiếng nhạc cô đầu, sang tiếng mưa rơi, gió thoảng, cú kêu, châu chấu bay... và đủ thứ tiếng khác (trên nguyên tắc là tất cả thứ tiếng; mà làm sao nghe được đủ hết thứ tiếng trên đời này?) để rồi tới tiếng vô thanh. Giai thoại này có thể do một Thiền Sư kể lại theo một cách đơn giản hóa, để khích lệ quần chúng, hay là cố ý biến một nan đề phức tạp trở thành món “mì ăn liền” cho quần chúng thưởng thức. Có thể lắm.

Chuyện đó là để chỉ vào Tự Tánh.

C̣n chuyện sau đây, trong cùng sách đó, là để nói lên hạnh nguyện cứu đói cho dân của một vị sư. Chuyện thứ 47.

 

“Người Nghệ Nhân Tham Lam

Gessen là một vị tăng họa sĩ. Trước khi vẽ ngài luôn đ̣i hỏi phải được trả tiền trước và lệ phí rất cao. Ngài bị mang tiếng là "Nghệ nhân tham lam."

Có một lần, một cô đầu geisha đặt hàng cho một bức tranh. "Cô trả được bao nhiêu?" Gessen hỏi.

"Với giá ông đ̣i," cô gái trả lời, "nhưng tôi muốn ông vẽ trước mặt tôi."

Một ngày kia cô đầu gọi Gessen đến. Nàng đang mở tiệc đãi khách. Gessen với ng̣i bút tài tình hoàn tất bức tranh, và đ̣i cái giá cao nhất.

Cô gái trả tiền và nói với khách quí: "Nghệ nhân này chỉ chú ý đến tiền. Tranh của y đẹp đấy nhưng tâm hồn của y thì nhơ bẩn; đồng tiền đă làm cho nó thành bùn lầy. Vẽ với tâm hồn nhớp nháp như vậy, tranh của y không đáng để triển lãm. Nó chỉ đáng cho cái quần lót của tôi thôi."

Nói liền, nàng vén váy bảo Gessen vẽ bức khác phía sau quần lót của nàng.

"Cô sẽ trả bao nhiêu?" Gessen hỏi.


"Ồ, thì bất cứ giá nào," cô gái trả lời.


Gessen đi một giá thật cao, vẽ xong bức tranh theo yêu cầu, rồi bỏ đi.


Về sau người ta biết được lý do vì sao Gessen tham tiền:

Trận đói thường xảy ra ở vùng ngài ở. Kẻ giàu không muốn cứu giúp người nghèo, nên Gessen lập một nhà kho bí mật không ai biết, gạo lẫm luôn đầy ấp để phòng cứu đói.

Con đường từ làng của ngài đến ngôi Quốc tự hư hỏng quá nặng và nhiều khách thập phương khốn khổ vì nó. Ngài muốn xây một con đường tốt hơn.

Sư phụ của ngài qua đời mà không biết ước nguyện của Gessen là xây cho thầy một tự viện, và Gessen quyết xây cho xong.

Sau khi hoàn tất ba điều ước nguyện, ngài vứt bút cọ và vật liệu, về ở ẩn trong núi, không bao giờ vẽ lại nữa.”

Ḷng từ bi và tâm nhẫn nhục của nhà sư Gessen thật sự là khó đo lường nổi. Những câu chuyện như thế này chắc chắn không thể bị quên lãng với thời gian được.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể khởi lên ngờ vực: câu chuyện này có bao nhiêu phần hư cấu? Bởi v́ một cô geisha (kỹ nữ Nhật Bản) chắc chắn là cũng có mang chút mặc cảm tội lỗi khi đối diện một vị sư, huống gì lại dám làm nhục sư trước buổi tiệc đông người.

Trừ phi, chính cô geisha cũng là một thiền gia thượng thặng thì mới có hành động dạy người siêu xuất như thế. Nhưng nếu không có cái crazy wisdom (trí tuệ điên khùng) thì cô geisha này đâu có dám phơi lộ mặt sau quần lót để bắt một vị sư vẽ vào đó. Chỗ này chỉ cần cô geisha khởi tâm xúc phạm vị sư, hay chỉ cần vị sư khởi tâm cầm lòng chẳng đặng thì cả hai vị sẽ cùng kéo nhau vào địa ngục vậy. Tới đây thì phải cúi chào tât cả những người trong chuyện này vậy.

Có cách nào để thử nghiệm mức độ tu tập của người khác hay không? Hiển nhiên là phải có nhiều cách thử. Cũng y hệt như khi chúng ta muốn thử xét một người học vơ, thì cứ chờ cơ hội bất ngờ, hãy xô người này một cú thật mạnh để xem anh ta té ra sao hay phản đòn thế nào. Trong Thiền cũng vậy. Nhưng cách đơn giản nhất là cứ xách gậy ra phang, xem đối thủ phản ứng ra sao, có khởi tâm giận dữ, lo lắng gì không.

Thí dụ như chuyện thứ 82.

 


Không Có
Gì Hiện Hữu

Yamaoka Tesshu, khi còn là một thiền sinh trẻ, đi viếng hết thiền sư này đến thiền sư nọ.

Ngài đến thăm Dokuon của chùa Shokoku.

Muốn vội tỏ sự chứng ngộ của mình, ngài nói: ‘Rốt ráo thì, Tâm, Phật, và chúng sinh chẳng hề hiện hữu. Thật tướng của mọi pháp là Không. Không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có gì để cho và không có gì để nhận.’

Dokuon ngồi hút thuốc yên lặng, chẳng nói gì. Bỗng nhiên ngài dùng ống điếu bằng trúc đập Yamaoka một cái làm cho chàng thanh niên nổi giận.

‘Nếu chẳng có gì hiện hữu,’ Dokuon hỏi, ‘vậy thì cơn giận từ đâu đến?’”

Câu chuyện tưởng như đùa, nhưng thực sự vẫn đang được nhiều vị Thiền Sư áp dụng để đo lường người học trò đối diện. Mặc dù cách dùng gậy phang có hơi thô bạo, nhưng lại rất dễ dùng, dễ ứng dụng và vẫn hiệu quả cho rất nhiều đối tượng. Còn nếu mình phang gậy với la mắng hoài mà đối thủ cứ ngồi cười hì hì như Tế Điên Ḥa Thượng thì vẫn còn có thể thử nghiệm bằng những cách tinh vi hơn – trong các giai thoại Thiền, thì thường nhất vẫn là dùng cách đối thoại bất ngờ.

VIỆT NAM

Nền văn học Việt Nam cũng ghi lại nhiều giai thoại Thiền Tông, trong đó có những chuyện được lồng vào tình yêu nước, thí dụ như chuyện Thiền sư Minh Không (1076-1141), thuộc đời thứ 13, ḍng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Cuốn “Thiền Sư Việt Nam” của Ḥa Thượng Thanh Từ kể chuyện này như sau.

“Sư tên Nguyễn Chí Thành, sinh ngày 14 tháng 8 năm Bính Th́n (1076) tại làng Loại Tŕ, huyện Chân Định, tỉnh Nam Định, thường cùng với Giác Hải, Đạo Hạnh làm bạn thân. Năm 29 tuổi, Sư cùng hai vị ấy sang Thiên Trúc học đạo với Thầy Sa-môn, được phép Lục trí thần. Trở về quê, Sư tạo ngôi chùa Diên Phước, ở đó chuyên tŕ chú Đại Bi.

Bấy giờ, Sư muốn tạo Đại Nam Tứ Khí (tượng Phật, hồng chung, cái đỉnh, cái vạc) không nệ nhà nghèo sức mọn. Một hôm, Sư suy nghĩ: “Nước Tống ắt có nhiều đồng tốt, có thể dùng đúc được.” Nghĩ xong, Sư thẳng đường sang Bắc triều (Trung Quốc). Trước nhất, Sư ghé trọ một nhà trưởng giả xin mảnh đất bằng chiếc ca-sa để lập Kỳ Viên. Trưởng giả cười bảo: “Xưa kia Thái tử nhà Lương muốn lập Kỳ Viên, khoảng đất rộng đến ngàn dặm, lấy vàng lót đất. Tại sao ông chỉ xin mảnh đất bằng áo ca-sa, chỉ bằng chuồng gà mà làm gì ?” Đêm ấy, Sư trải chiếc ca-sa khắp mười dặm đất. Trưởng giả thấy Sư có phép thần liền dẫn vợ con ra lễ bái, từ đây cả nhà đều qui y Tam bảo.

Hôm khác, Sư đắp y mang bát chống gậy trước thềm rồng đứng khoanh tay. Vua Tống vào triều, bá quan văn võ tung hô xong, xem thấy vị sư già bèn triệu vào, hỏi:

- Thầy già ốm này là dân phương nào, tên họ là gì ? đến đây có việc chi ?

Sư tâu:

-Thần là kẻ bần tăng ở tiểu quốc, xuất gia đă lâu, nay muốn tạo Đại Nam Tứ Khí, mà sức không tùy tâm, nên chẳng sợ xa xôi lặn lội đến đây, cúi mong Thánh đế mở rộng lòng thương ban cho chút ít đồng tốt, để đem về đúc tạo.

Vua Tống hỏi:

- Thầy đem theo bao nhiêu đồ đệ ?

Sư tâu:

- Bần tăng chỉ có một mình, xin đầy đãy này quảy về.

Vua bảo:

- Phương Nam đường xa diệu vợi, tùy sức Sư lấy được bao nhiêu thì cho bấy nhiêu, đủ quảy thì thôi.

Sư vào kho đồng lấy gần hết sạch mà chưa đầy đãy, quan giữ kho le lưỡi lắc đầu, vào triều tâu việc ấy cho vua. Vua ngạc nhiên hối hận, nhưng lỡ hứa rồi, không biết làm sao.

Sư nhận đồng xong, vua Tống sai bá quan tiễn Sư đưa về nước. Sư từ rằng:

- Một đãy đồng này, tự thân bần tăng vận sức quảy nổi, không dám làm phiền nhọc các ngài tiễn đưa.

Nói xong, Sư bước ra lấy đãy máng vào đầu gậy nhẹ nhàng mang đi. Đến sông Hoàng Hà, Sư lấy nón thả xuống nước sang sông chỉ trong khoảng chớp mắt đã đến bờ.

Về nước, Sư đến chùa Quỳnh Lâm huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương đúc một tượng Phật Di-đà thật cao lớn. Tại kinh đô nơi tháp Báo Thiên, Sư đúc một cái đỉnh. Ở Phả Lại, Sư đúc một quả đại hồng chung. Tại Minh Đảnh, Sư đúc một cái vạc.

Phần còn dư, Sư đem về chùa quê làng đúc một đại hồng chung nặng ba ngàn ba trăm cân, và đúc một đại hồng chung ở chùa Diên Phước Giao Thủy nặng ba ngàn cân. Công quả hoàn thành, Sư làm bài tán rằng:

Nón nổi vượt biển cả,
Một hơi muôn dặm đường.
Một đãy sạch đồng Tống,
Dang tay sức ngàn ngựa.
(Lạp phù việt đại hải,
Nhất tức vạn lư tŕnh.
Tống đồng nhất nang tận,
Phấn tư thiên câu lực.)”

Có một số chi tiết trong truyện đă cho thấy một truyền thống tu trì của Phật Giáo Việt Nam thời này: mặc dù Ngài Minh Không là Thiền Sư đời 13 của dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi, nhưng Ngài vẫn kiêm tu Thiền-Tịnh-Mật, nghĩa là tu cả ba pháp môn lớn của nhà Phật. Truyện cho thấy Ngài qua Aán Độ học pháp Lục Trí Thần, về nước lại chuyên trì chú Đại Bi. Sau khi có đồng, Ngài về tỉnh Hải Dương xây tượng Phật A Di Đà khổng lồ: điều này cho thấy có lẽ Ngài dạy cho dân chúng pháp môn Tịnh Độ để Phật Tử xin vãng sanh về cõi Phật A Di Đà.

Một câu chuyện khác, không phải giai thoại mà là sử liệu với người thật việc thật đàng hoàng, cũng cho thấy hình ảnh các sư ni còn được gắn liền với đất đai sông núi, chứ không chỉ là văn học.

Đây là chuyện Ni Cô họ Lê với Núi Thị Vãi. Chữ Vãi nơi đây có nghĩa là Ni Cô. Chuyện như sau.

“Ni cô tên Lê Thị Nữ, không biết quê quán ở đâu, chỉ biết lúc chưa xuất gia cô thuộc gia đình nhà giàu, trẻ đẹp, hiếu thảo, lo phụng dưỡng cha mẹ, không chịu lấy chồng. Sau khi cha mẹ mất mới chịu xuất giá, nhưng không bao lâu thì chồng chết. Bà không chịu tái giá, nhưng bị nhà quyền thế áp bức, vì vậy bà xuống tóc xuất gia tu hành.

Ni cô lập am trên núi gần Bà Rịa, giữ giới luật tinh nghiêm, chí tâm tu hành, đạt thành chánh quả. Vì vậy, người đời sau gọi núi đó là núi Thị Vãi hay núi Nữ Tăng. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết: Núi Nữ Tăng ở đông nam huyện Long Thành 12 dặm, tục gọi là núi Thị Vãi, đất đá xen lộn, cây cối lên cao, từ tỉnh Gia Định trông đến như hòn ngọc Thượng đế trưng bày, tượng trưng tốt đẹp. Nhân dân ở đây nhờ nhiều món lợi (cây gỗ, dầu thông, chim muông, than củi).

Xưa có Ni cô là Lê Thị Nữ dựng am ở tại núi ấy, nên gọi là Núi Nữ Tăng. Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có viết: Núi Nữ Tăng, tục gọi là núi Bà Vãi, ở địa phận Long Thành, xưa có người con gái họ Lê, gia tư giàu có, nhưng bị lỡ thời, sau khi cha mẹ mất rồi mới có chồng, không được bao lâu chồng chết, bà thề không tái giá, lại bị kẻ cường hào cậy mai mối thường đến quấy nhiễu. Bà bèn cạo đầu lập am ở đỉnh núi, tự làm thầy Cả cùng bọn đồng tộc giữ lòng tu trì, sau thành chánh quả. Người ta nhân đó đặt tên núi.”

Bây giờ nghe nói chung quanh vùng Núi Thị Văi có ít nhất 800 cốc, trong đó mỗi cốc có 1 vị sư giữ hạnh ngồi trong núi tu trì. Các sư này thuộc nhiều tông phái khác nhau, cả Bắc Tông, Nam Tông...

ẤN ĐỘ

Sau cùng là giai thoại có liên hệ tới Phật. Đó là chuyện về Angulimala, đăng lại trong quyển Love in Buddhism, và dịch ra Việt ngữ bởi Thầy Thích Nguyên Tạng. Câu chuyện như sau.

Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi, thuộc vương quốc Kosala. Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành. Ahimsaka rất thông minh và biết vâng lời thầy, nên chàng được cả thầy lẫn bà vợ thầy yêu mến. Điều này đă khiến cho các học viên khác ganh tỵ với chàng. Vì thế họ t́ìm đến thầy giáo và vu cáo Ahimsaka có mối quan hệ bất chính trái đạo lý với bà vợ thầy. Thoạt tiên, ông thầy không tin họ; nhưng sau khi nghe điều đó nhiều lần, ông nghĩ rằng đó là sự thật và thề sẽ trả thù Ahimsaka. Ông thầy nghĩ rằng việc giết học trò sẽ gây tai tiếng ảnh hưởng xấu cho ông. Cơn giận dữ thúc giục ông đề nghị một việc không thể tưởng tượng nổi đối với chàng thanh niên Ahimsaka trẻ tuổi và ngây thơ kia. Ông ta bảo cậu học trò phải giết một ngàn người và mang về ngón tay cái từng người để trả học phí về việc dạy chàng. Cố nhiên chàng thanh niên không muốn nghĩ đến một việc kinh khủng như vậy. Vì thế chàng đă bị tống cổ ra khỏi nhà thầy và trở về với gia đ́nh cha mẹ.

Khi cha chàng biết được tại sao Ahimsaka đă bị đuổi, ông ta vô cùng tức giận đứa con mình và không chịu nghe lời giải thích lư do. Cũng chính trong ngày ấy, đang lúc trời đổ mưa xuống như trút nước, người cha ra lệnh Ahimsaka phải ra khỏi nhà. Ahimsaka phải ra khỏi nhà. Ahimsaka chạy đến mẹ chàng và xin lời khuyên. Nhưng bà không thể chống lại quyết định của chồng. Sau đó Ahimsaka tìm đến nhà vị hôn thê của chàng (theo cổ tục hứa hôn từ lâu trước khi đi đến hôn nhân thực sự ở Ấn Độ). Nhưng khi gia đình này biết lý do Ahimsaka bị đuổi ra khỏi trường, họ cũng xua đuổi chàng. Nỗi ô nhục, giận dữ, sợ hãi và tuyệt vọng của Ahimsaka đã làm cho chàng điên tiết lên. Trong nỗi đau đớn cùng cực đó, đầu óc của chàng chỉ nhớ lại mệnh lệnh khắc nghiệt của thầy: góp nhặt một ngàn ngón tay người. Và vì thế mà chàng bắt đầu lao vào cuộc chém giết hại như vậy, những ngón tay góp nhặt được chàng treo chúng lên cành cây. Nhưng chúng bị bầy quạ và diếu hâu phá hoại, sau đó chàng đã mang một vòng ngón tay để theo dõi số lượng.

Cũng vì điều này mà y dần dần được biết qua cái tên Angulimala (người đeo vòng ngón tay) và trở thành nổi hãi hùng cho vùng nông thôn này. Chính đức vua đă nghe được việc giết hại của Angulimala và ra lệnh bắt y. Khi bà Mantani, mẹ của Ahimsaka, biết được ý định của vua, bà đi vào trong rừng với những nỗ lực tuyệt vọng để cứu con của bà. Lúc ấy, ṿòng đeo cổ của Angulimala có một ngón là đủ một ngàn.

Đức Phật biết được nỗ lực ngăn cản của người mẹ đối với con bà và nghĩ rằng nếu Ngài không can thiệp vào thì Angulimala, đang tìm người cuối cùng để làm cho đủ số một ngàn, sẽ gặp mẹ mình và y có thể giết bà. Trong trường hợp đó, y sẽ chịu đau khổ còn lâu dài hơn nữa vì nghiệp ác của mình. Do lòng bi mẫn, Đức Phật đi đến khu rừng kia.

Sau nhiều ngày đêm mất ngủ, Angulimala rất mệt và gần như kiệt sức, y rất nôn nóng tìm cách giết người cuối cùng để đủ số lượng một ngàn và hoàn tất phận sự của mình, y quyết giết người đầu tiên mà mình gặp. Khi nhìn xuống từ nơi ẩn ḿnh trong núi, y thấy một người đàn bà trên con đường phía dưới. Y muốn làm trọn lời thề của mình để có đủ một ngàn ngón tay, nhưng khi đến gần, y nhìn thấy người đó chính là mẹ mình. Lúc ấy, Đức Phật cũng đang đi tới, và Angulimala liền định thần quyết giết chết người du sĩ kia để thay cho mẹ mình. Y liền vung dao bắt đầu đi theo Đức thế Tôn. Nhưng Đức Phật vẫn di chuyển trước mặt y. Angulimala không thể đuổi kịp được Ngài. Cuối cùng, y quát lên: "Này, khất sĩ kia, hăy đứng lại! Đứng lại!", và đấng Giác Ngộ trả lời: "Ta đă đứng lại từ lâu, chính ngươi mới là người chưa dừng lại thôi!" Angulimala không thể hiểu được ý nghĩa của những lời này. Vì thế y lại hỏi: "Này khất sĩ, tại sao ông nói rằng ông đă dừng lại còn tôi vẫn chưa dừng?"

Đức Phật đáp: "Ta nói rằng ta đă dừng lại vì ta từ bỏ việc giết hại chúng sanh. Ta đã từ bỏ thói bạo hành, tàn sát mọi loài và ta đã an trú vào lòng từ đối với muôn loài, lòng kham nhẫn và trí tuệ do tư duy quán sát. Song ngươi vẫn chưa từ bỏ việc giết hại và đối xử tàn bạo với người khác cũng như chưa an trú vào lòng từ bi và kham nhẫn đối với mọi loài hữu tình. Do đó, người vẫn là người chưa dừng lại".

Nghe qua những lời này, Angulimala như được nhắc nhở thực tại và suy nghĩ, đây là những lời của một bậc hiền nhân. Vị khất sĩ này hiền thiện và rất mực dũng cảm như thế chắc hẳn vị này là một nhà lãnh đạo các khất sĩ . Quả thực, chính Ngài hẳn là đấng Giác Ngộ rồi đây. Hẳn ngài đến đây chỉ vì mục đích làm cho mình thấy được ánh sáng. Suy nghĩ như vậy, y ném vũ khí và thỉnh cầu Đức Thế tôn tiếp nhận y vào giáo đoàn khất sĩ, Đức Phật đă chấp thuận việc ấy.

Khi đức vua và quân lính đến bắt Angulimala, họ thấy người ấy đang ở trong Tịnh xá của Đức Phật. Biết rằng Angulimala đă từ bỏ ác đạo của mình và trở thành một vị tỳ kheo, vua và quần thần đều đồng ý để yên vị này. Suốt thời gian Angulimala nhiệt tâm thực hành thiền định.

Tôn giả Angulimala vẫn không được an tâm vì ngay cả trong lúc thiền định tĩnh lặng, Tôn giả thường nhớ lại quá khứ cùng với những tiếng gào thét thê thảm của những nạn nhân bất hạnh. Do một quả báo vì ác nghiệp kia, trong lúc đi khất thực trên đường phố, Tôn giả đã trở thành mục tiêu của đủ thứ gậy, đá ném vào và thường trở về Tịnh xá vỡ đầu chảy máu, đầy vết thương bầm tím, rồi lại được Đức Phật nhắc nhở: "Này pháp tử Angulimala, con đã từ bỏ việc ác, hãy kham nhẫn lên. Đây là hậu quả của ác nghiệp mà con đã gây tạo ở đời này. Đáng lẽ ra ác nghiệp sẽ còn làm con khổ đau qua vô lượng kiếp nếu trước đây ta đă không gặp con".

Một buổi sáng, trong lúc đang trên đường đi khất thực ở thành Savatthi, Tôn giả Angulimala nghe tiếng ai đang kêu khóc đau đớn. Khi Tôn giả biết đó là một thai phụ đang đau vì chuyển dạ và gặp khó khăn lúc sanh con. Tôn giả suy nghĩ tất cả chúng sanh trên thế gian này đều phải chịu đau khổ. Động lòng từ, Tôn giả kể lại với Đức Phật nỗi khổ đau của người phụ nữ đáng thương kia. Ngài đă khuyên Tôn giả nói lên những lời thề chân thật, lời đó về sau này có tên là Anggulimala Paritta (thần chú hộ mệnh Angulimala). Đi đến trước mặt người sản phụ đang chịu đau đớn kia, Tôn giả ngồi xuống cách bà ấy một tấm màn che và phát nguyện những lời sau: "Này chị, từ ngày tôi đắc quả A la hán, Tôi chưa từng cố ý sát hại mạng sống của sinh linh nào. Nhờ sự thật này, cầu cho chị được an lành và đứa bé sắp sanh của chị cũng được an lành".

Ngay lập tức người sản phụ liền sanh con một cách dễ dàng. Cả mẹ lẫn con đều được khỏe mạnh. Cho đến nay nhiều người vẫn dùng đến thần chú hộ mệnh này.

Tôn giả Angulimala thích sống độc cư và biệt lập. Sau đó Tôn giả viên tịch một cách yên bình. Là một vị A la hán, Tôn giả chứng đắc Vô dư Niết bàn.

Các Tỳ kheo thỉnh ý Đức Phật về nơi tôn giả Angulimala tái sanh, và khi Đức Thế Tôn đáp pháp tử Angulimala đă chứng đắc Vô dư Niết bàn, thì chư vị không thể tin điều đó. V́ thế chư vị lại hỏi liệu có thể nào một người đă giết quá nhiều mà chứng đắc Niết bàn Vô dư y chăng. Trước câu hỏi này, Đức Phật đáp: "Này các Tỳ kheo, Angulimala đã tạo quá nhiều ác nghiệp, vì vị ấy đă tìm được nhiều thiện hữu tri thức và nhờ sự giúp đỡ cũng như lời khuyên tốt mà vị ấy đã trở nên kiên định và chuyên tâm thực hành giáo pháp và thiền định. Như vậy, nghiệp ác của vị ấy đă được thiện nghiệp lấn át che phủ và tâm của vị ấy đã hoàn toàn đoạn trừ cả lậu hoặc.” Đức Phật lại nói về tôn giả Angulimala:

"Ai dùng các hạnh lành
Xoá mờ bao nghiệp ác
Chiếu sáng cõi đời này
Như trăng thoát khỏi mây."

Sức mạnh của lòng từ bi bao giờ cũng mạnh hơn bất cứ ác nghiệp nào. Và đó cũng là điều kiện tuyệt đối để giác ngộ.

Không rõ giai thoại này xuất hiện đầu tiên từ trong Kinh Tạng nào, của Nam Tông, Bắc Tông hay cả hai... nhưng chuyện này đă trở thành một trong các bài học căn bản cho tất cả Phật Tử: rằng sự sám hối, lòng từ bi và sức tinh tấn tu trì có thể làm người cực ác chứng thánh quả, rằng lòng từ bi của một vị thánh đă làm cho một câu nói trở thành một câu thần chú hộ mệnh cho người trong cơn nguy nan. Không khí trong truyện rất là Nam Tông Nguyên Thủy, nhưng câu thần chú thì rất là Bắc Tông Đại Thừa – nghĩa là tự lực và tha lực đầy đủ.

Phải chăng, các giai thoại nhà Phật bao giờ cũng có phần rất thực trong đời sống và được phả thêm một làn sương khói của những ước mơ chung của nhân loại: vượt thắng và nhận chân những đau khổ thế gian để giác ngộ, và từ đó khởi lên lòng từ bi thương xót chúng sinh – và trong trường hợp Việt Nam, thì vẫn kèm theo là tình yêu dân yêu nước nồng nàn, và cả lòng yêu thương thiên nhiên sông hồ đồi núi, nơi mà tên và hình ảnh của quý Tăng Ni đã gắn liền với đất và nước.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn