- - Lá thư tòa soạn
- - Mùa Phật đản PL 2556 - HT Thích Chơn Thành
- - Nguyện cầu - thơ Thanh Tùng
- - Kỷ niệm ngày sanh - Thích Quảng Thanh
- - Những sắc thái đặc thù của Phật giáo - Nguyễn Trần Ai
- - Thiền ngữ qua thi ca - Như Hùng
- - Tâm Tình Lữ Khách- thơ Thanh Trí Cao
- - Sự phục vụ của Đức Phật trên thế gian này - Thích Quảng Bảo
- - Phương Cách Đản Sanh Của Chư Phật- Thích Nữ Giới Hương
- - Quê Hương - thơ Vũ Khang
- - Phật Giáo Tinh Hoa và Phát Triển - Tùng Sơn
- - Dấu xưa - Nhuận Hùng
- - Nói xấu người khác: những hậu quả & cách chuyển hóa - Ni Sư Thubten Chodron
- - Danh Ni Truyện - Ngọc Bảo
- - Quán Không - Nhiên Như
- - Chào em, con chim nhỏ - Hạnh Chi
- - Về lại chùa Bảo Quang ngắm sen nhân mùa Phật Đản PL 2556/ Cư sĩ Tâm Phú
- - Chỉ một chữ duyên - Như Thủy
- - Một ngày tu tập tại chùa Bảo Quang - Ngọc Như Ý
- - Oan ức không cần biện bạch - Tâm Tường Lê Đình Cát
- - Bước Nhẹ Vào Thiên Thu - thơ Nhất Phương
- - Tám bài kệ chuyển hóa tâm - Thanh Thái
- - Nhớ - thơ Hoài Hương
- - Thiếu Lâm công phu võ thuật - Thanh Đinh chuyển ngữ
- - Những ngôi chùa cổ - Diệu Trí
- - Trường Việt Ngữ họp mặt tân niên - Phan Như Huyên
- - Những búp sen non/ Gia Đình Phật Tử Bảo Quang- Phúc Lâm Đinh Thanh Tùng
- - Cuộc Di Tản Miền Trung 29-3-1975 - Trần Khiêm
- Truc Lam so 61
Tết vừa rồi, vì quá bận rộn, do công quả nơi chùa Phổ Đà, nên không thể chúc Xuân được Hòa Thượng Viện Chủ chùa Bảo Quang và thầy Nhuận Hùng cũng như anh Thanh Cúc cùng một số Phật Tử quen biết. Mãi đến hôm nay thuận duyên quá bước đến Bảo Quang Tự đảnh lễ Chư Phật, Chư Bồ Tát và viếng an sức khỏe quý thầy cũng như vãng cảnh chùa mới vừa xây cất xong. Lại một lần nữa, tôi cũng không quên ghé mắt nhìn thử hồ sen ra sao? Chớm chớm đã thấy vươn mầm non lên trong những hồ nho nhỏ, còn hai hồ lớn chưa lên. Bởi do thời tiết quá lạnh mà chúng đã ngủ quên sau những tháng ngày dài mùa Đông lạnh lẽo.
Bất chợt, thiển ý của tôi nghĩ rằng, đời người nếu không bận rộn, chắc là đời quá buồn chán. tẻ nhạt biết mấy… Đi một vòng nhìn quanh công trình kiến trúc ngôi chùa Bảo Quang quá ư đồ sộ vậy thì cái bận rộn của quý thầy cũng là môn thiền quán có phải không? Ngày xưa, Ngài Huệ Năng suốt ngày bửa củi mà ngộ đạo, mới thấy rằng trong giáo lý nhà Phật muôn vàn, muôn nẻo…
Trở lại chuyện bận rộn Tết ở chùa Phổ Đà, Cái tâm niệm của môn đồ pháp quyến chùa Phổ Đà hơi lớn như: vợ chồng chị M, chị T, chị H vợ chồng chị Y, cháu P…Các anh chị trong hội Cư Sĩ Orange Couty, Gia Đình Phật Tử Phổ Đà. Cho dù Hòa Thượng Hạnh Đạo đã ra đi. Chúng ta ở lại phải đoàn kết hiệp lực tổ chức một cái Tết, cho chu toàn nguyện vọng của Sư Ông, như bao cái Tết vừa qua, thời Sư Ông còn tại thế.
Dù quyết tâm như vậy, nhưng Xuân về Tết đến ai cũng có gia đình bà con dòng họ phải lo, nên khi lo đãi khách không có thầy Tâm Lương tiếp tay và ra sức hỗ trợ thì thật là vất vả cho tôi. Thành thật cảm ơn gia đình anh chị H, gia đình cháu S…đã góp công rất nhiều, mới hoàn thành tâm nguyện.
Viết đến đây tôi lại nhớ đến một người láng giềng thường lui đến chùa Phổ Đà. Đó là bà Vicky người Mễ thường ngồi xe lăn theo Thiên Chúa Giáo nhưng bà rất thông cảm Sư Ông viện chủ chùa Phổ Đà khi ra (Hiring) ở thành phố Santa Ana. Quen miệng bà luôn luôn gọi Sư Ông bằng BABA, những ngày cuối đời của Sư Ông, bà cũng thường hay lui đến thăm viếng bệnh trạng không che dấu được cảnh ly biệt trong thế gian. Hôm đưa tiển Sư Ông về đất Phật mãi tận bên kia thế giới, mà bà Vicky không quản vất vả trên xe lăn ra đưa tiển tận đường First với những giọt lệ đọng trên mí mắt, tuy người khác chủng tộc nhưng tình xóm làng nặng trĩu trước cảnh phân ly. Khiến tôi cũng khóc theo.
Chao ôi! Cái tình người, sao nó cao quý không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, già trẻ, nam nữ, tàn tật… “Tấm Lòng…” của Cố Sư Ông bao la bát ngát, nên chiều nào Bà Mễ cũng đi xe lăn ra đứng bên tháp Sư Ông mà lòng buồn man mác, mắt bà nhắm lại nhìn về cõi hư không hai dòng nước mắt lại lăn dài trên đôi má với những vết thời gian hằng in đậm.
Tóm lại, cũng chỉ là tấm lòng chân thật, nên trong ba ngày Tết chùa Phổ Đà, tuy vắng bóng Sư Ông nhưng ngôi chùa vẫn ấm cúng, Phật Tử đón Xuân năm nay không sót một ai, lại càng nhiều hơn trước nữa. Ngoại trừ những người về quê hoặc đi tiểu bang khác ăn Tết. Chùa Phổ Đà năm nay đón Xuân trong không khí tưng bừng vui nhộn. Tuy vậy, nhưng vẫn man mác đâu đây tiếng cười giòn giả của Sư Ông mỗi khi Tết đến, nhắc lại lòng tôi cảm thấy buồn tê tái. Chùa Phổ Đà năm nay khang trang, sạch sẽ, tươm tất phục vụ chu đáo. Đó cũng là do hồng phước của Sư Ông còn đọng lại. Thầy trụ trì mới cũng nhờ vào đó mà có chút ít tịnh tài để chi phí lo sửa sang tu bổ chùa chiền trong 3 tháng cuối năm. Có như vậy, Hoà Thượng Viện Chủ Phổ Đà yên tâm vãng sanh nơi cực lạc quốc. Vì đã chọn không lầm người đó là thầy Tâm Lương, còn tương lai của thầy là do phước báu mà ra. Tôi không thể đoán trước được, chỉ mong sao thầy hết lòng phục vụ tốt cho đạo pháp gìn giữ ngôi nhà chánh pháp. Nếu đuợc như vậy chùa Phổ Đà có phát triển tốt hay không, là còn tuỳ thuộc bản lãnh của thầy Tâm Lương. “Tích thiểu thành đa…”. Cố gắng và cố gắng lên nữa thầy Tâm Lương.
Mãi suy nghĩ mênh mang, xe tôi đã vào cổng chùa Bảo Quang tận nảy giờ rồi mà lòng vẫn còn mãi xao xuyến nơi Phổ Đà. Chủ đích hôm nay là đến ngắm sen. Dù mùa này thời tiết còn đang gió lạnh, sen chỉ mới lú lú những mầm non, nhưng khi nhìn thấy thầy Nhuân Hùng nhổ cỏ trong hồ sen. Tôi không thể làm thiền sư lặng thinh mà không lên tiếng chào thầy. Tiếp đó, tôi liền nói rằng: “Ồ thầy! trông thầy có vẻ chăm sóc tận tình cho những cánh sen cỏn con này thì phải?”. Mai mốt sen nở, tôi xin phép chụp hình quay phim làm tài liệu có được hay không? Xin phép trước đó nhé! Thầy Nhuận Hùng không trả lời chỉ mỉm cười mà hỏi ngược lại:
“Thưa, đạo hữu Tâm Phú Phật Đản năm
nay có gì mới hay không? Nếu có, xin hãy viết cho Tạp Chí Trúc Lâm một bài cảm
nghĩ… đạo hữu có hoan hỷ hay không?”
Hình như giọng nói của thầy Nhuận Hùng phát ra như thế nào? Không biết tôi và thầy có duyên tiền kiếp gì hay không? Nhưng gặp lần nào, thì bảo gởi bài cho Tạp Chí Trúc Lâm. Tôi cũng đều tuân chỉ “Y giáo phụng hành” Chẳng khác nào kỷ niệm ngày xưa nơi chốn thiền môn. Ôi thôi! học lực và hiểu biết của tôi, như một chú tiểu mới vào chùa, tương chao, hoa quả còn ở ngoài da dù đã 70 tuổi rồi, cái tuổi về chiều. Thế mà thương thầy quá, nên cũng vâng lời một phen.
Trước khi xây ngôi chánh điện và công trình văn hóa, tôi thấy Hòa Thượng Viện Chủ Bảo Quang đã đào ao trồng hoa sen trước, khi chùa được xây xong thì hoa sen nở rộ, chắc Hòa Thượng cũng có một chủ đích? Vậy thì Hoa Sen là gì? Tại sao ta phải ngắm sen? Tại sao nhiếp ảnh gia đến đây chụp hình sen quá nhiều…và tại sao Hòa Thượng Viện Chủ lại xây các hồ sen?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi bổ xứ giáng trần, đầu tiên là đi trên 7 đóa sen chuyện này có thật hay là biểu tượng?
Đa số Phật Tử nói là hiểu sao cũng được, đây sự thật hay biểu tượng, khoa học. Ngày nay người ta biến một khối sắt khổng lồ bay lên mặt trời, mặt trăng và cõng con người lên sống trên đấy, thì chuyện đi trên hoa sen là chuyện bình thường.
Nhưng nói theo giáo lý nhà Phật thì Đức Phật khi giáng trần đi trên 07 đóa sen là chỉ cho 7 quả báu của Chư Phật-hay là Thất Giác Chi, hay thất Bồ Đề phần mà trong đó Phật là quả vị quý báu nhất. Phật Giáo lấy Hoa Sen làm biểu tượng cho đạo của mình gọi là Đạo Hoa Sen. Trong kho tàng giáo lý đồ sộ của Phật Giáo, không bộ nào rời khỏi Hoa Sen. Đức Phật quán sát thân người như một hoa sen trong hồ. Có hoa còn trong bùn, có hoa đang nẩy mầm, có hoa vưon lên mặt nước, có hoa chưa nở, chờ khi có ánh sáng thời tiết ấm áp và đúng chu kỳ, thì nở hoa thơm ngát.
Đời sống con người cũng vậy, cứ trôi lăn trong cõi đời ô trọc. Phiền não vây quanh, nhưng tâm chúng ta luôn luôn là “bản thiện” nên không bị ô nhiễm đến khi tâm bản thiện bùng nổ, tức là Tâm Phật phát ra, như hoa sen nở vậy.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ có 16 pháp quán, quán thứ 7 là quán Hoa Sen.
-Quán Hoa Sen hiểu đơn giản tức là ta phải biết ta là “ai” phải luôn luôn nhìn vào gương để nhìn vào bên trong để thấy được Bản Lai Diện Mục của bản thân. Pháp thấy này gọi là “Môn Hoa Tòa Tưởng”
Sen mầu lạ
Muôn cánh chói kỳ tân
Đài ánh Bảo tràng trùm lưới báu
Quang thị Phật sự biến Hoa thần
Nghìn xứ nỗi Hương Vân
(Kinh Vô Lượng Thọ)
Kính xin lập lại, từ khi Đức Phật giáng sinh. Thuyết pháp độ sinh và nhập
Niết Bàn đều dính liền với hoa sen.
-Phật Tử chúng ta đôi khi lập đi lập lại “Nụ cười Ca Diếp” trong các Kinh về thiền, nhưng đây phải hiểu nụ cười này cũng là một thông điệp, hay là một di chúc.
-Khi Đức Thế Tôn đưa cành hoa sen lên đại chúng. Chỉ có Ngài Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật biết rằng đóa hoa sen. Tượng trưng cho Tâm của Ngài Ca Diếp đã nở nên Đức Phật liền truyền trao Chánh Pháp cho Ngài Ca Diếp.
-Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói về thế giới Hoa Sen “Có những biển hương thủy nhiều như bụi trần, của mười bất khả thuyết cả Phật, từ biển ấy nổi lên Hoa Sen lớn tên là Nhất Thiết Ma Ni Vương trang nghiêng”.
Kinh Pháp Hoa còn gọi là kinh Hoa Sen có tánh bất nhiễm, ở trong bùn mà không nhiễm, khi ra hoa, trong hoa lại có quả sẵn, mà tất cả ong bướm và côn trùng đều tránh xa. Hoa này con người lại không làm vật trang sức. Vì đặc biệt như thế nên, Đức Phật mới lấy HoaSen làm biểu tượng.
Chúng ta đọc những chuyện cổ Việt Nam, Trung Hoa hay Đại Hàn…Ngày nay, có những nhân vật đã là Hoa Sen. Như Ngài Huyền Trang khi chưa được vua cho đi thỉnh Kinh, nằm mộng thấy Hoa Sen thì được đi thỉnh Kinh. Khi sắp viên tịch cũng nằm thấy Hoa Sen đang nở, bản thân Ngài đã trong sáng rồi, chỉ chờ thời cơ là nở rộ.
Đọc truyện Thần Y của Đại Hàn, khi chưa là y sĩ là tên du thử, du thực, nhưng khi thấy đồng bào mình quá khổ đau, thì Hoa Tâm bùng vở, phát đại nguyện cứu nhân độ thế. Còn nhân vật Nhạc Bất Quần trong “Tiếu Ngạo Giang Hồ” chỉ là Hoa xác người. Vậy thì chúng ta luôn phải ngắm hoa sen, tức là quay lại mình và quả quyết rằng ta là Phật Tử phải có hoa sen trong người (tức Phật Tính).
Phật Tử chùa Bảo Quang thật đáng được bái phục với tinh thần thiện nguyện, trong số đó có những người rất thân thiết như anh Thanh Cúc anh L chị T, chị N…rất sốt sắng. Mỗi thứ Ba nào cũng thế luôn luôn an ủi những người không nhà (homeless) với những dĩa cơm đầy ấp tình người do chùa Bảo Quang đem đến đường Ross, công viên Santa Ana đối diện tòa án mà phân phát thức ăn hằng tuần. Đó cũng là những đóa hoa sen còn nằm trong bùn chờ ngày tỏa ngát hương thơm. Việc làm đem cơm tình thương phân phát cho người không nhà đã hơn hai mươi năm qua mà Hòa Thượng Quảng Thanh vẫn âm thầm làm việc có ý nghĩa cùng với Phật Tử tại chùa. Chưa hết, còn những Phật Tử trong Ban Trai Soạn chùa Bảo Quang cũng rất nhiệt tình với công việc tiếp đãi ăn uống vào những ngày đại lễ. Chẳng những là đóa hoa sen trắng mà còn nhận thêm hoa hồng đỏ thắm tươi nữa.
Tôi thầm nghĩ và thắc mắc chủ ý của Hòa Thượng Thích Quảng Thanh xây nhiều hồ sen là để làm gì?
Phải chăng, Ngài thiết nghĩ tất cả Phật Tử chùa Bảo Quang là những hoa sen đang ở dưới bùn, đang lên mặt nước và đang nở hoa, mùi hoa thơm ngát cho Bảo Quang Tự? Tin chắc là vậy, thật đáng ngợi khen Phật Tử Bảo Quang chung sức chung công đóng góp tịnh tài cùng với Phật tử khắp nơi gần cũng như xa đã hoàn thành quần thể chùa Bảo Quang thật đáng là những Hoa Sen ngát hương trong mùa Phật Đản dâng lên cúng dường Chư Phật.
Trong Kinh Hoa Sen nói, Đức Phật giáng trần vì một đại sự nhân duyên là “Khai thị chúng sanh, Ngộ nhập Phật tri kiến” tức là khai mở cho chúng ta biết được Phật Tánh của mình tức là Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có một hoa sen trong người, nhưng vì chúng ta không biết nên Đức Phật giáng trần chỉ dạy cho chúng ta, vậy chúng ta phải tự hào là con của Đức Như Lai.
Để chấm dứt bài viết này, tôi nhớ câu ca dao Việt Nam cũng rất thâm thúy và đầy ý nghĩa:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Mùa Phật Đản PL. 2556 - 2012
Cư sĩ Tâm Phú