Văn khấn tạ đất – Bài cúng tạ đất cuối năm

Lễ cúng đất – Văn khấn tạ thần linh thổ địa – cách tiến hành lễ cúng đất vào ngày nào, … xin mời các bạn theo dõi bài viết chi tiết dưới đây của VnDoc.

1. Ngày nào nên cúng tạ đất

Thời điểm cúng tạ đất cuối năm

Ở Việt Nam, thời gian thực hiện lễ cúng tạ đất khác nhau tùy theo vùng miền và từng tục lệ gia đình. Trong một số nơi, gia đình thường tổ chức lễ tạ đất vào cuối năm, thường là từ ngày rằm tháng Chạp đến trước ngày cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cũng có gia đình tổ chức lễ tạ đất vào dịp đầu xuân năm mới, từ sau ngày hạ nêu mùng 7 tết đến trước ngày rằm tháng Giêng.

Tuy nhiên, đa số người Việt Nam thường tổ chức lễ cúng tạ thần linh thổ địa (cúng tạ đất) vào cuối năm (sau rằm tháng Chạp, trước ngày ông Công ông Táo).

Lễ cúng tạ đất được tổ chức để biểu dương lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, các thần linh thổ địa trong gia đình và mong muốn các vị tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình có một năm mới an lành.

Bài cúng tạ đất cuối năm

Ngày giờ đẹp cúng tạ đất cuối năm Nhâm Dần 2022

Tính từ sau ngày Rằm tháng Chạp Tân Sửu đến lễ tiễn ông Công ông Táo về trời, có 5 ngày dưới đây là thích hợp để tổ chức lễ cúng tạ đất cuối năm.

Thứ Dương lịch Âm lịch Can chi Sao Lục nhâm Đánh giá Giờ đẹp
Ba 18/1/2022 16 Tân Mùi Tốc hỷ Tốt Mão (5h-7h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h)
19/1/2022 17 Nhâm Thân Xích khẩu Tốt Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h)
Bảy 22/1/2022 20 Ất Hợi Nữ Đại an Bình thường Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h)
Chủ nhật 23/1/2022 21 Bính Tý Lưu niên Bình thường Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h)
Ba 25/1/2022 23 Mậu Dần Thất Xích khẩu Tốt Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h)

2. Lễ vật cúng tạ đất

Dưới đây là danh sách các lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng tạ đất của gia đình có một bàn thờ gồm 3 lư hương thờ: Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần, Hội đồng gia tiên và Bà Cô Tổ dòng họ.

  • Hương thơm.
  • Hoa tươi (10 bông hồng đỏ) chia ra hai lọ đặt hai bên.
  • Trầu (3 lá) và Cau (3 quả) cành dài và đẹp.
  • Trái cây (2 đĩa) bày ở hai bên.
  • Xôi trắng (2 đĩa lớn) cũng bày hai bên.
  • Gà luộc nguyên con hoặc chân giò lợn luộc (chân trước – không phân biệt trái hay phải).
  • Rượu trắng (0,5 lít) và chén đựng rượu (3 cái).
  • 10 lon bia và 6 lon nước ngọt bày ở hai bên bàn thờ.
  • 1 bao thuốc lá và 1 gói chè (1 lạng/gói).
  • Một số bánh kẹo bày vào một đĩa lớn.
  • Ở một số gia đình có đèn thờ, không cần sử dụng nến cốc, nếu không có đèn thờ, phải sử dụng đôi nến khi thắp hương làm lễ.

Phần mã thì bao gồm:

  • 6 con ngựa, trong đó: 5 con ngựa có 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại nhỏ) kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Mỗi con ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng.
  • 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.
  • 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng).
  • 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (dâng gia tiên).

3. Văn khấn cúng tạ đất

Video Văn Khấn Tạ Đất Cuối Năm

Nghe hướng dẫn cúng tạ đất

Vào cuối năm, khi mọi người chuẩn bị chào đón Tết Nguyên đán, là thời điểm để con cháu thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và thần linh thổ địa.

Sau khi tiến hành lễ cúng đất, tiếp theo là lễ cúng ông Công ông Táo và lễ cúng tất niên. VnDoc xin chia sẻ tổng hợp các bài cúng trong dịp Tết Nguyên đán 2023 để các bạn tham khảo sử dụng.

Tham khảo

  • Văn khấn Thổ Công
  • Bài văn khấn cúng Tết Hàn thực
  • Bài văn khấn cúng Tết Nguyên Tiêu
  • Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết
  • Bài văn cúng Lễ Tất niên cuối năm
  • Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời năm 2023
  • Văn cúng tạ mộ

Related Posts