Bài cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái chuẩn miền Bắc, Trung, Nam 2023

2.2 Cách đọc lễ cúng đất đai diên địa, thổ công trong lễ tắm thử nôi

LƯU Ý: Bài văn cúng tắm thử nôi cho bé trai nên đọc trước khi sắp xếp mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; Cửu huyền thất tổ và ông bà quá vãng cũng đọc với cùng nội dung trên.

>> Xem thêm: Cách tắm thử nôi cho bé trai 1 tuổi đơn giản và chi tiết nhất

3. Cách xếp mâm lễ vật cho lễ tắm thử nôi chuẩn nghi thức

Không chỉ biết cách đọc lễ cúng tắm thử nôi cho bé trai và bé gái; cha mẹ cần biết cách trình bày, đặt mâm cúng tắm thử nôi theo những nguyên tắc sau:

“Đông bình Tây quả”: Đặt bình hoa ở phía Đông; và mâm lễ vật ở phía Tây.

Sự cân đối giữa các vật lễ: Mâm cúng phải đảm bảo đủ số lượng lễ vật; và được sắp xếp cân đối cho cả hai bên.

Bày đồ lễ cúng theo nguyên tắc: Bàn nhỏ phía trên có lễ vật kính Đức Ông; bàn lớn phía dưới có lễ vật kính 12 Bà Mụ. Hai bàn phải cách nhau 10cm.

cách bày trí lễ vật cúng thôi nôi cho bé
Bài cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái

Sau khi sắp xếp mâm cúng tắm thử nôi cho bé trai và bé gái; cha mẹ tiến hành làm lễ, đọc bài cúng tắm thử nôi cho bé. Khi cúng xong, ba hoặc mẹ sẽ chắp tay bé lại và vái trước bàn lễ thờ 3 lần. Sau 3 tuần thờ, sẽ có lễ tạ.

Cuối cùng gia đình sẽ mang vàng mã, váy áo đi bán, lưu ý phải vẩy rượu trong lúc đang bán; mang tôm, cua, ốc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông, suối gần nhà để cầu phúc, xin phước cho bé;…

4. Cúng tắm thử nôi vào giờ nào đem lại nhiều may mắn cho con?

4.1 Cúng tắm thử nôi cho bé trước 12 giờ trưa

Thời gian cúng tắm thử nôi lý tưởng thường là từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa; đặc biệt là từ 9 giờ đến 10 giờ sáng.

Sau khi sắp xếp lễ vật, đọc bài cúng và thực hiện nghi thức tắm thử nôi; gia đình có thể ngồi tụ họp bên cạnh nhau để ăn uống, chào mừng thành viên mới chạm đến mốc 1 tuổi và gắn kết tình yêu thương.

>> Xem thêm: Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi mẹ nào cũng cần phải biết

4.2 Cúng tắm thử nôi theo giờ, ngày sinh của bé

Cách tính giờ theo ngày sinh của bé chủ yếu dựa vào cung hoàng đạo, tam hợp tứ hành xung để tính.

Trong tam hợp và tứ hành xung được chia thành:

  • Tam hợp: 3 con giáp có tính cách tương đồng, liên quan tới nhau tạo thành 4 nhóm.
  • Tứ hành xung: 4 con giáp xung khắc với nhau tạo thành 3 nhóm.

Ví dụ: Bé sinh ngày 28 tháng 01 năm 2023 tức ngày 07 tháng 01 năm 2023 Quý Mão âm lịch. Vậy thì tam hợp là Hợi – Mão – Mùi và tứ hành xung là Tý – Ngọ – Mão – Dậu. Bạn nên tổ chức lễ cúng tắm thử nôi và đọc bài cúng tắm thử nôi cho bé vào các giờ tam hợp và tránh các giờ tứ hành xung.

Tính giờ làm lễ cúng và đọc bài cúng tắm thử nôi theo 12 con giáp như sau:

  • Giờ Tý (23 giờ – 1 giờ).
  • Giờ Sửu (1 giờ – 3 giờ).
  • Giờ Dần (3 giờ – 5 giờ).
  • Giờ Mẹo (5 giờ – 7 giờ).
  • Giờ Thìn (7 giờ – 9 giờ).
  • Giờ Tỵ (9 giờ – 11 giờ).
  • Giờ Ngọ (11 giờ – 13 giờ).
  • Giờ Mùi (13 giờ – 15 giờ).
  • Giờ Thân (15 giờ – 17 giờ).
  • Giờ Dậu (17 giờ – 19 giờ).
  • Giờ Tuất (19 giờ – 21 giờ).
  • Giờ Hợi (21 giờ – 23 giờ).

Nếu muốn chính xác hơn, cha mẹ có thể đến chùa hoặc tìm một cư sĩ có đạo đức để xin ngày giờ đẹp.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo giờ tốt theo ngày được ghi cụ thể trên các tờ lịch; thông thường sẽ cung cấp đầy đủ 6 giờ hoàng đạo tốt mỗi ngày. Bạn chỉ cần căn cứ vào đó mà lựa chọn giờ cho phù hợp.

4.3 Cúng theo giờ thuận tiện cho gia đình, miễn đúng ngày

Hiện nay ai cũng phải lo toan cho cuộc sống, có khi cả gia đình không thể rãnh cùng một giờ được. Thế nên giờ tổ chức lễ cúng và đọc bài cúng tắm thử nôi của bé có thể được gia đình sắp xếp lúc thuận tiện để mọi người trong gia đình đều có thể tham gia.

>> Liên quan đến bài cúng tắm thử nôi cho bé: [Hình ảnh] Bánh kem sinh nhật cho bé trai độc đáo và ngộ nghĩnh

Bài cúng tắm thử nôi cho bé rất quan trọng, ảnh hưởng đến khởi đầu cũng như tương lai hạnh phúc sau này, đó là lý do cha mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

Related Posts