Bài văn khấn cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất

Rằm tháng 7 là dịp để mỗi người tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà đã khuất. Hãy cùng tham khảo ngay bài cúng gia tiên rằm tháng 7 dưới đây để lễ cúng thêm trọn vẹn, thành tâm bạn nhé!

>> Tham khảo: Rằm tháng 7 năm 2023 là ngày nào Dương lịch? Vào thứ mấy?

Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 cần những gì?

Rằm tháng 7 là một dịp lễ rất quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam. Đây là dịp tết Trung Nguyên hay còn gọi là lễ Vu Lan, là dịp để con cái báo hiếu với ông bà, cha mẹ. Ngoài ra, theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, ngày rằm tháng 7 Âm lịch còn là ngày ”Xá tội vong nhân” nơi Âm Phủ.

Người Việt cổ cho rằng, hàng năm, cứ đên ngày 15/7 Âm lịch thì cửa Âm Phủ sẽ mở, mọi tội nhân cõi âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên dương gian. Bởi vậy, trong ngày này, bên cạnh chuẩn bị mâm cúng gia tiên thì các gia đình ở dương gian còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh không nơi nương tựa.

Vào ngày rằm tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, rượu, xôi, vàng mã, quần áo, hài giấy… và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp mắt. Ngoài ra, những gia đình nào thờ Phật thì có thể thay thế mâm cỗ mặn bằng mâm cỗ chay cũng đều được.

Sau khi chuẩn bị lễ cúng xong thì người ta thường thắp hương lên bàn thờ tổ tiên trong nhà và đọc bài văn khấn cúng gia tiên rằm tháng 7 dưới đây để lễ cúng được trọn vẹn sự thành kính, trang nghiêm.

>> Xem thêm:

  • Các món cho mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 đơn giản, thành kính
  • Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày 13, 14 hay 15?

Bài văn khấn cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất

Bài văn khấn cúng gia tiên rằm tháng 7

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh

Tín chủ (chúng) con là:………………………………

Ngụ tại:…………………………………………………

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ………….nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương.

Thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…………., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng lengthy.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

>> Xem thêm:

  • Văn khấn thần linh rằm tháng Bảy (tháng 7) chuẩn nhất
  • Bài văn khấn cúng chúng sinh rằm tháng 7 ngoài trời chuẩn
  • Bài cúng đốt quần áo tháng 7, văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7
  • Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 tại nhà chuẩn, đúng nghi thức
  • Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 trong nhà, ngoài trời chuẩn nhất

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết được cách chuẩn bị lễ cúng gia tiên cũng như bài văn cúng gia tiên rằm tháng 7 như thế nào. Để tham khảo thêm những thông tin khác, hãy thường xuyên truy cập META.vn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

>> Tham khảo thêm:

  • Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7
  • Cách sắm lễ & Bài văn khấn cúng Thổ Công ngày rằm tháng 7
  • Cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào? Mâm cúng cô hồn tháng 7 cần chuẩn bị những gì?
  • Tháng 7 cô hồn kiêng những gì? Không nên làm gì?
  • Bài văn khấn cúng Phật rằm tháng 7 tại nhà

Related Posts