Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày Tết

Thủ tục rước ông Táo về nhà vào ngày Tết là một trong những truyền thống lâu đời của người Việt. Sau khi tiễn ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp, từ 23h đến 23h45 trong đêm giao thừa, mọi gia đình đều tổ chức lễ rước Táo quân về nhà, để bếp núc được no ấm suốt cả năm.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ, đặc biệt là giới trẻ hiện nay không biết ngày nào rước ông Táo về, mâm cỗ rước ông Táo về nhà như thế nào, bài lễ cúng như thế nào? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Tại sao phải rước ông Táo vào ngày 30 Tết?

Theo quan niệm, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm của lịch âm, Táo quân cưỡi cá chép bay lên thiên đình để báo cáo mọi việc của gia đình dưới trần gian trong một năm với Ngọc hoàng. Vì vậy, tục cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời ra đời.

Ông Công và ông Táo lên trời để báo cáo tình hình cho Ngọc Hoàng trong 7 ngày (từ ngày 23 – 30 tháng Chạp). Trong những năm không có ngày 30 thì lễ tiễn ông Công, ông Táo về được tổ chức vào ngày 29 tháng Chạp.

Tuy nhiên, cũng có những người cho rằng không thể xác định rõ ngày đón ông Công, ông Táo về sớm hay muộn do lịch làm việc cụ thể từng năm của Thiên Đình. Khi Ngọc Đế tuyên bố kết thúc hội nghị “Thiên Tào phán sự” thì Táo mới được về trần。

Rước ông Táo về nhà vào thời gian nào?

Việc cúng rước ông Táo về nhà nên diễn ra từ 23h đến khoảng 23h45 trong đêm giao thừa (tháng thiếu hoặc đủ).

Mâm cỗ rước ông Công ông Táo về nhà

Chuẩn bị lễ vàng mã: 1 bộ tiền vàng mã, áo, hia, mũ (2 mũ cho Táo ông và 1 mũ cho Táo bà) và vài tờ tiền vàng giấy cho ông Táo.

Chuẩn bị mâm cúng:

  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • 5 lạng thịt vai luộc.
  • 1 bát canh mọc.
  • 1 đĩa xào thập cẩm.
  • 1 đĩa giò.
  • 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống).
  • 1 đĩa xôi gấc.
  • 1 đĩa chè kho.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • 1 ấm trà sen.
  • 3 chén rượu.
  • 1 quả bưởi.
  • 1 quả cau, lá trầu.
  • 1 lọ hoa đào nhỏ.
  • 1 lọ hoa cúc.

Chuẩn bị mâm cỗ đón ông Táo về nhà giống như mâm cỗ khi tiễn chầu trời

Cách rước ông Táo về nhà trong ngày 30 Tết

Việc cúng rước ông Táo về nhà phải được thực hiện tại bếp, khi cúng phải bật lửa cho đèn cháy sáng, mâm cỗ được bày đầy, gia đình sẽ được sống an lành, no ấm suốt cả năm:

  • Bày lễ cúng lên mâm và đặt theo hướng phong thuỷ tốt cho gia chủ.
  • Gia chủ thắp hương, nhang rồi đặt vào đĩa gạo đã chuẩn bị sẵn, sau đó bắt đầu cúi xin và đọc bài lễ cúng, kính cẩn xin rước ông Táo về nhà vào ngày Tết.
  • Sau khi kết thúc lễ cúng, gia chủ đợi cho đến khi hương tan, sau đó tiến hành hạ lễ và chuyển đổi tiền giấy thành vàng. Như vậy là đã hoàn thành việc rước ông Táo về nhà vào ngày Tết.

Văn khấn rước ông Táo về nhà vào ngày 30 Tết

Related Posts