- Thập nhị nhân duyên và tứ đế - Đức Hạnh

13/09/201112:00 SA(Xem: 11893)
- Thập nhị nhân duyên và tứ đế - Đức Hạnh



THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN VÀ TỨ ĐẾ

HAI ĐẠO LÝ ĐÓ GIỐNG HAY KHÁC ?

 

Đức Hạnh


 Hai đạo lý Thập Nhị (12) Nhân Duyên và Tứ Đế (bốn sự thật) rất giống nhau nên liên quan mật thiết với nhau trên khế lý căn bản thuyết minh đặc biệt về sinh mệnh con người. Nhưng sở dĩ Đức Phật nói giáo pháp Tứ Đế trước tiên cho năm vị Tỳ Kheo tại vườn Lộc Uyển, chỉ là một cách trình bày về Thập Nhị Nhân Duyên trên cơ sở quán chiếu theo chiều thuận từ Vô minh... đến Sanh, Lão tử để thấy rõ cái nhân tạo thành một Sinh mệnh con người trên vòng sinh tử, luân hồi khổ đau liên tiếp trong ba đời không dứt là do Vô minh, mà bản thân con người hiện tại chính là biểu tượng cho Khổ đếTập đế cùng thường hằng hiện hữu trong thân và tâm con người từ lúc sống cho đến lúc chết một cách rõ ràng. Vì thế mọi hiện tượng khổ đau đều đến với con người một cách bình đẳng trong mọi giai cấp xã hội hiện tại không chừa một ai, không ai có thể tránh khỏi được, nói như Khổng Tử: “hữu thân hữu khổ”. Nỗi khổ của con người từ bản thân bên ngoài, cho đến bên trong tâm thức là một sự thật khổ đế.

 

Cho nên bất cứ con người nào trong xã hội hiện tại không thể tránh khỏi những nỗi khổ già nua, bệnh tật, chết chóc, đói, lạnh, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, mất mát, tù tội, biệt ly, chia rẽ, đố kỵ, dốt nát, hận thù, bị đối xử bất công, tủi nhục, bị nghi ngờ, bị vu khống v.v... đều là những thứ khổ đau cơ bản không thể tránh được và có thể thường xảy đến cho mọi người, ai cũng phải trải qua.


Nói rằng tìm cách trốn thoát, tránh né khổ đau, e khó có thể được, bởi vì do quả báo nghiệp của đời trước và những thứ lậu hoặc tập khí trong nội thức gây ra. Chỉ có một phương pháp duy nhất, đó là tiêu diệt vô minh là cội gốc sinh ra những thứ khổ đau thường tình trong đời sống hiện tại và luân hồi sinh tử ở kiếp sau bằng con đường tu tập Phật pháp, trong đó có thực tập pháp hoàn diệt quán, tức là quán ngược lại từ : û, lão, sanh, hữu... cho đến hành, vô minh để thấy vòng sinh tử luân hồi, rồi tự mình nhận thức: “một khi vô minh chìm lặn, thì sinh tử khổ đau chấm dứt (Diệt đế), niềm an lạc và sự giải thoát có mặt (Đạo đế), bởi vì vô minh, lậu hoặc và an lạc, giải thoát luôn luôn là hai mặt hiện hữu trong đời sống con người. Cho nên vô minh càng vơi đi, thì niềm an lạc giải thoát càng hiện hữu to lớn trong đời sống.

 

LÝ DO NÀO ĐỨC PHẬT THUYẾT MINH ĐẠO LÝ MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

 

Đức Phật thuyết minh đạo lý 12 nhân duyên nhằm mục đích hướng dẫn loài hữu tình chúng sanh đoạn trừ cội gốc vô minh trong quá khứ, hiện tại và tương lai, gọi là TAM TẾ ngu.

 

Vô minh là cái nhân nảy sinh ra nhiều quả báo bất thiện làm cho chúng sanh bị trầm luân sinh tử trong sáu cõi. Muốn vượt thoát sinh tử là phải diệt tận vô minh. Phương pháp diệt trừ vô minh một cách thiết thực, là ngay trong hiện tại ta phải buông xả tâm tham, sân, si, ngã mạn, vọng thức, cực đoan, kiến chấp, ái, thủ... Một khi cái tâm không còn chứa đựng vô minh triền phược trong đời sống hiện tại, chính là năng lượng vượt thoát sinh tử, không có đời sau. Ngược lại hiện tại không diệt được vô minh, ắt có sinh tử ở đời sau, cho nên ngôn ngữ khả ố, hành động bất thiện của con người trong hiện tại như vậy là do vô minh trong vô số đời trước còn tồn tại. Rồi lại tiếp tục mang theo đời sau. Cứ như thế, vô minh lưu chuyển trong ba đời không dứt gọi là Tam Tế ngu.


Để thấy rõ tính chất trầm luân của vô minh như thế nào, ta phải học hỏi đạo lý 12 Nhân Duyên là pháp môn được Đức Phật thu gọn từ định lý Duyên Khởi có tầm vóc tổng thể chung của vạn pháp để dễ bề hướng dẫn loài hữu tình chúng sanh trong việc khảo sát các hoạt động sinh mệnh riêng của loài hữu tình chúng sanh, trong đó đặc biệt là sinh hoạt tâm lý con người qua sự quan hệ giữa DanhSắc, tức là bản thân ngũ uẩn gồm có thể chất (thân) là Sắc và bốn thứ Thoï, Tưởng, Hành, Thức (tâm lý) là Danh.

 

Trong bốn thứ: Thọ, Tưởng, Hành, Thức thuộc Danh, thì thức là năng sở sống còn của loài hữu tình chúng sanh, gọi thức là cái biết có phân biệt, biết về mình và biết các thứ khác. Từ cái thức này, con người bị sanh tử, vì thức bị vô minh bao phủ nên tâm chúng sanh bị si mê, ngu muội mà đi vào tội ác. Cũng từ cái Thức này, con người được sống trong chơn thế giới đoạn diệt, vì thức được chuyển hóa thành trí.

 

Vì thế vai trò của 12 Nhân Duyên là diễn dịch lại vòng sinh hóa về kiếp sống của hữu tình chúng sanh. Và chỉ thẳng vào bản thân con người không có cái gì gọi là ngã (cái ta), chỉ vì do 12 nhân duyên giả hợp tương quan mà có ra bản thân ngũ uẩn, tức là thế gian không thật có, chỉ có hiện hữu tương quan theo duyên khởi, chứ bản thể thế gian là chơn thế giới đoạn diệt.

 

Để thấy rõ vòng sinh hóa về kiếp sống của loài hữu tình, trong đó có con người, ta phải khảo sát và quán niệm vào từng mỗi chi trong 12 chi nhân duyên.


 Đức Hạnh


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn