- - Lá thư Trúc Lâm
- - Chúc Xuân Tân Mão
- - Sự bành trướng của Phật giáo
- - Tư tưởng Thiền học Trần Thái Tông
- - Những sắc thái đặc thù Phật giáo
- - Phật giáo tinh hoa và phát triển
- - Quan niệm sống
- - Ý nghĩa xuân Di Lặc
- - Danh Ni Truyện
- - Thiền Sư Hiện Đại
- - Hoa trong mùa xuân
- - Mưa California
- - Hành Y Nghĩa Hiệp
- - Cành Mai Đêm Trước
- - Giáo dục trong đạo Phật
- - Lý Tưởng Đẹp Cuộc Đời Dâng Hiến
- - Bùi Giáng, Nhà Thơ Điên
- - Trầm tư về vũ trụ chung quanh chúng ta
- - Đức Đạt Lai Lạt Ma
- - Truy niệm Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn
- - Người giầu và cái bát mẻ
- - Chữ Xả Của Đạo Phật
- - Đầu Năm Đến Chùa Lễ Phật
- - Lễ Tạ Ơn Tặng Quà & Phát Cơm Cho Người Vô Gia Cư
- - Chùa Bảo Quang tổ chức dạ tiệc gây quỹ
Hành Y Nghĩa Hiệp
Nhuận Hùng
(Tiếp Theo và hết)Rời hoàng cung…
Chàng tiếp tục đi khắp các nẻo đường, Hoa Lục, đất nước bao la rộng lớn, không ít nhiễu nhương xảy ra thường nhật. Làm sao tránh khỏi những tỵ hiềm ganh tỵ từ lời nói hơn thua, một nghĩa cử bất kính làm người đối diện cảm thấy phiền toái. Lắm lúc còn đưa đến chỗ xô xát lẫn nhau. Đó chỉ nói riêng trong phạm vi của một quốc gia, cùng một dòng máu mà còn như thế huống hồ những dòng tộc hay màu da khác thì làm sao đây? Dòng tư tưởng cứ mãi mênh mang chập chờn trong tâm trí chàng.
Mây trôi lãng đãng…Gió thổi phiêu phiêu…!
Năm hết Tết đến, chàng vẫn còn lênh đênh đó đây, chưa nơi an trú. Vì chưa tìm ra lẽ phải của sự việc... ý tưởng của chàng như ánh trăng rằm đang bị áng mây đen che khuất thì làm sao mà an tâm được. Nghĩ như thế, chàng vẫn lê từng bước chân mỏi mệt từ tỉnh này sang tỉnh khác mà chẳng cần để ý đến ngày giờ. Thế rồi, vạn vật không thể dừng lại, thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Để rồi, Xuân đến rồi xuân đi, hoa nở rồi tàn..sự vật là thế đó, mãi mãi là như vậy. Tiếng pháo tiển năm cũ và đón năm mới vang lên từ đầu làng…thuộc tỉnh Quế Lâm, Trung Hoa đã xua tan bao muộn phiền. Suốt cuộc hành trình qua, chàng đã chịu đựng không biết bao nhiêu oan trái. Nhưng bản thân chàng không bao giờ oán hận hay đem vào tâm trí các phiền não vụn vặt.
Thuở xa xưa nơi đây dân chúng thưa thớt, đời sống vất vả, phố xá đìu hiu, thú dữ tha hồ hoành hành.
Hết
năm rồi, cọp âm thầm lặng lẽ ra đi, nhường chỗ cho cô mèo nhí nhảnh, tung tăng
bước đến, và tục tống cựu nghinh tân, từ xa xưa vẫn còn lưu giữ, không hề thay
đổi. Không khí ngày Xuân rộn rã ai ai cũng náo nức. Bất kể quan quân hay bần dân
hoặc nơi lâm sơn cùng cốc đâu
đâu nàng Xuân cũng viếng đến, kể cả thôn quê cho đến chốn thị thành, khiến
chàng không thể làm ngơ được phải dừng bước. Trong những giây phút thiêng liêng
của đất trời, kẻ tha phương làm gì có tết, tuy là tết không bánh mứt linh đình,
không trang hoàng đèn đóm rực rỡ. Giây phút thiêng liêng của năm mới hy vọng sẽ
đem niềm an vui đến với mọi người, và cũng là tăng thêm dấu mốc của thời gian.
Nhất là những người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm lam lũ ngoài ruộng đồng,
mang tấm thân cơ cực một nắng hai sương đổi lấy bát cơm manh áo. Họ sẽ tận hưởng thời gian rảnh rỗi nghỉ ngơi vài tuần
sau vụ mùa thu hoạch xong. Mùa Xuân mang đến niềm hy vọng cho tuổi trẻ và cũng
là sự đâm chồi nẩy lộc của cây cối, muôn loại hoa thi đua khoe sắc.
Dừng chân nơi đầu làng, chàng chợt nhớ ra…Bổng nhiên có tiếng khóc than thật thảm thiết vang ra từ ngôi nhà cổ. Tiếng cầu cứu mỗi lúc một lớn dần, khiến chàng trở về thực tại xóa tan những dòng suy nghĩ mênh mang và cố bước nhanh đến chỗ có tiếng la. Việc cấp bách “cứu người như cứu lửa” không thể chần chờ được. Vì lương tâm người thầy thuốc, nên chàng nhớ lại lời xưa:
“Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người”
Chàng
không ngần ngại khi đặt chân truớc ngôi nhà cổ kính, chàng liền hỏi ngay:
-Thưa bác việc gì xảy ra? Mà mọi người chung quanh đến đông v à than khóc như thế.?
-Chẳng dấu gì cậu, thằng cháu nội của tôi, nó bị ngất xỉu vì trúng độc trong buổi tiệc tất niên và cũng là lúc gia dình tôi ăn mừng cháu vừa thi đỗ… Chàng chưa kịp trả lời.
-Ông nói tiếp: “Có lẽ ai đó lại bày mưu hại cháu đích tôn của tôi. Vừa thở ông vừa nói, vậy…cậu…có..cách gì cứu…cứu..cứu cháu tôi không…không? Tôi nhờ cậu giúp, nếu biết ai chữa được chỉ dùm…
Thật tội nghiệp, ông cụ trông dáng người mảnh khảnh có bộ râu trắng tinh và đôi mắt sáng quắc, tuy lớn tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn.
-Xin phép cụ, cháu có thể vào nhà để thăm bệnh nhân hay không?
-Được, được…Nếu cậu có cách nào cứu giúp cháu tôi qua cơn ngặt nghèo này thì …thì… ơn…!
-Cụ
an tâm.
Nhìn sắc mặt bệnh nhân, chàng đoán ra liền với kinh nghiệm lương y. Chàng biết ngay nguyên nhân nhưng không muốn nói rõ căn nguyên sợ người nhà hoảng hốt. Sau khi cứu xong bệnh nhân, chàng cho biết cần lấy thêm thuốc để điều trị và tịnh dưỡng, vài ngày sẽ khoẻ ngay. Người trong nhà ai nấy cũng thở phào nhẹ nhỏm mừng rỡ vô cùng và cám ơn rối rít.
Chàng
vội vã ra di nhưng người trong nhà ngăn lại và nói rằng: “Cậu chớ vội đi gấp dầu
sao cũng là ân nhân của gia đình họ Triệu này, thôi thì ở lại ăn Tết vài hôm với
chúng tôi rồi ra đi cũng không muộn. Thấy mọi người có lòng nhiệt thành, không
thể từ chối. Chàng gật đầu đồng ý ở lại đón Xuân với gia đình họ Triệu. Tuy chưa
quen biết, nhưng là ân nhân cứu mạng họ rất quý chàng. Nhìn chung quanh không
khí ngày Tết khiến chàng nhớ lại những kỷ niệm xa xưa khi tuổi còn thơ…Bắt gặp
câu đối với nét chữ rồng bay phượng múa thật là sắc xảo. Quả thật, gia đình nho
giáo có khác:
“Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường”
Chàng nghĩ đến thân phận tha phương, không đất cắm dùi, mặc dù ngày Tết chàng lúc nào cũng dang tay ra cứu giúp mọi người khi gặp hoạn nạn. Chẳng màng dến danh vọng địa vị chàng tắc lưỡi đọc lên những câu thơ từ trong sách hàm nói lên thân phận cơ cực của mình:
“Khứ niên bần vị thị bần, kim niên bần thỉ thị bần, khứ niên bần do hữu trác chùy chi địa, kim niên bần chùy dã vô.
(Năm ngoái nghèo chưa gọi là nghèo, năm nay nghèo mới gọi là nghèo, năm ngoái nghèo còn có đất cắm dùi, năm nay nghèo dùi cũng không).”
Ba ngày Tết trôi qua chàng từ giã mọi người rồi tiếp tục lên đường, mang tâm niệm của một lương y đi giúp tha nhân khắp mọi nơi. Thế nhưng cuộc dời đâu có êm ả như mình tưởng đâu.
Một sự kiện xảy ra bất ngờ, khiến chàng trở tay không kịp. Rời khỏi Hàn Châu, chàng tiếp tục băng rừng vượt núi để đến những vùng biên giới của Hoa lục nơi núi rừng trùng trùng điệp điệp. Bỗng nhiên, tiếng vó ngựa phía sau lưng vang lên, tiếng hí vang của đoàn ngựa…Đoàn người và ngựa từ xa tiến đến bao quanh lấy chàng và hò hét. Trong toán người áo đen có tiếng hét lớn: “bắt sống lấy nó…bắt…” một trận cuồng phong của những kẻ cậy mạnh hiếp yếu ỷ số đông. Tiếng vó ngựa vang lên thêm vào bụi bặm mịt mù. Bọn chúng dùng dây thừng quăng ra cố bắt sống lấy chàng. Có kẻ cầm đao xông lên tiến tới cạnh chàng chém lia lịa tưởng chừng như ăn tươi nuốt sống kẻ khác. Nhưng bọn chúng không ngờ, chàng lại có thể phá vòng vây một cách dễ dàng. Thấy vậy, tên chỉ huy bực tức giật cả khăn bịt mặt và quát lớn: “tiến lên…tiến lên…quyết bắt sống không cho nó chạy thoát” mỗi lần ra lệnh như vậy là số người càng tăng thêm. Khiến chàng hoa cả mắt, hình như toán người sau này được điều động đến vây bắt chàng toàn là binh lính của triều đình chúng có cả cung tên nữa, chỉ cần ra lệnh là hàng trăm mũi tên bay thẳng về phía chàng. Tay không đánh đỡ thì làm sao chịu nổi chàng cởi áo ra quay nhiều vòng thật nhanh khiến cho những mũi tên không thể ghim vào người được. Cuối cùng chàng tìm lối thoát thân cũng thật khó. Chàng nghĩ không xong phải đổi chiến thuật, liền giả chết mà lao thẳng xuống vực thẳm.
Quả thực:
“Mãnh hổ nan địch quần hồ”.
(Một con hổ không thể đấu với hằng trăm con cáo)
Biết không thể bắt sống được chàng, tên chỉ huy gan dạ kỳ này hắn dùng hết cả chiêu thức để kết thúc trận chiến. Mặc dù thân thể chàng đầy thương tích, còn hắn thì sung sức tiến lên. Chàng quyết không chịu khuất phục dưới bàn tay kẻ bạo tàn. Còn hắn tỏ vẻ đắc thắng cười kha khá vang lên khắp núi rừng, trong lúc đàn em đã kiệt quệ không đủ sức chiến đấu. Bất chợt cây thương mũi thật nhọn, hắn đang cầm trên tay vung vút vài vòng, rồi phóng thật mạnh quyết kết liễu đời chàng. Nhưng không ngờ “gậy ông đập lưng ông”, chàng tuy bị thương nhưng khả năng phán đoán nhanh lẹ nhào lộn, tránh được những đường thương hiểm ác, hiểm độc và chiếm được cây thương phóng ngược trở lại phía hắn. Một tiếng hét thất thanh vang trời thật khiếp đảm rồi giây lát im bặt. Riêng chàng cũng không còn sức lực, rơi xuống vực thẳm, cả hai chưa biết chết sống ra sao?
Màn đêm buông xuống trận đánh bất cân xứng đã kết thúc, cảnh vật chung quanh một màu đen thâm thẩm. Tiếng rên rỉ thảm thiết của những người bị thương càng nhỏ dần hòa vào tiếng dế mèn rỉ rã thâu đêm, không biết cảnh tượng não nùng ghê sợ đó rồi sẽ ra sao?
Cuộc đời vốn dĩ vô thường, tranh nhau chỉ vì tự ái cá nhân, mất đi một chút quyền lợi, để rồi giết nhau trên bãi lợi danh. Chi bằng đem tình thương đến với mọi người, cảm thông và chia xẻ nổi niềm cùng chung huyết thống mà còn như thế huống chi kẻ ngoại bang. Chúng cũng vì tham sân si mà gây ra không biết bao nhiêu thảm họa, từ xưa cho tới nay. Cổ nhân có câu:
“Lấy oán báo oán, oán chất chồng
Lấy ân báo oán, oán tiêu tan”
Năm năm sau….
Nơi hoàng cung, không còn bình yên như xưa nữa mà cũng đã xảy ra không biết bao nhiêu sóng gió. Thái hậu tuổi tác về chiều tánh tình thay đổi…Còn nhóm quan lại trong triều mỗi lúc mỗi lộng hành cứ kể lể công trạng xa xưa trước mặt bá quan văn võ. Khiến cho nhà vua khó xử. Thêm vào đó mùa màng thất thu hạn hán khắp nơi, nạn đói khổ đâu đâu cũng có. Bọn thảo khấu chúng tha hồ cướp bóc dân lành… Kể từ đó nhà vua mất đi niềm tin dân chúng. Vùng biên cương loạn lạc nổi lên. Màn đen đã bao trùm khắp bầu trời hoa lục vào niên đại…đời vua….đánh dấu một sự kiện thay đổi sắp khởi đầu. Dân chúng lúc bấy giờ đều phập phồng lo sợ chiến tranh sẽ xảy ra.
Mùa Thu năm ấy…chiến sự đã khởi lên, nhiều nơi làng mạc bị cướp bóc và nạn đốt làng…khiến cho dân chúng thảm sầu không kể xiết. Những tiếng than ai oán, cũng đã tới tai hoàng đế trẻ. Tuy rằng đội quân hùng hậu và tinh nhuệ của triều đình không một thế lực nào có thể bẻ gẫy. Thế nhưng:
“Ý dân là ý trời”.
Không một ai dám quyết đoán rằng thành trì này sẽ mãi mãi không đổi thay. Vì vậy: “thiên cơ bất khả lậu” có đúng hay không? Thử xem? ? ?
Thời gian rồi sẽ ra sao? Chính nghĩa và bạo tàn…
Ai hơn ai? Ai thắng ai? Thiện và ác sẽ ra sao?
Lòng yêu nước của vị vua trẻ không thể ngồi yên khoanh tay nhìn thế sự, mà phải xông xáo lên quyết tìm cho ra một đáp số của bài toán khó giải.
Nhà vua bèn triệu tập các vị tướng tài lại và giao trọng trách chia vùng cho từng vị đảm nhận. Một tháng sau mệnh lệnh đưa ra tất cả đều thi hành răm rắp. Riêng nhà Vua vẫn không yên lòng. Viện cớ nghiên cứu chánh sự không muốn tiếp xúc với ai. Nhưng thực tế nhà vua đã cải trang đi khắp mọi nơi để tìm hiểu “nhân tình thế thái” và tìm những người có lòng trung thành với giang san ra cứu quốc. Mỗi bước chân nhà Vua đi đều có ý nghĩa cả.
Tia nắng chiều yếu ớt, mờ nhạt còn sót lại, sau rặng tre xanh. Tạo nên một bức tranh khá thi vị cảnh đồng quê…Trên bước đường mòn nhỏ bé nhà vua đã âm thầm, dò dẫm có khi vào xóm nhỏ hoặc băng qua cánh đồng khô cằn nức nở vì hạn hán, lại thêm khí hậu oi bức nhà vua đã ngã quỵ bên vệ đường, lúc trời nhá nhem tối trong cách ăn mặc thô sơ. Chẳng ai quan tâm đến vị hoàng đế cả, cứ cho rằng kẻ đó là vô gia cư, nên chẳng bận tâm. Họ cứ tiếp tục đi đi, lại lại trên con đường mòn quanh co dẫn vào làng. Trông dáng dấp vội vã của những nông dân nghèo, họ mong sớm về nhà xum họp cùng gia đình, sau một ngày dài vất vả công việc đồng áng.
Bỗng dưng từ xa có một chàng trai, tiến đến thấy thế, không cần biết người dó là ai với tấm lòng nhân ái cứu người trước tiên rồi sau sẽ tìm hiểu nguyên nhân. Chàng liền kề vai diù người xa lạ này về nhà của mình. Bất chợt sấm sét chuyển động cả một vùng khiến chàng ngờ vực không hiểu nguyên do gì xảy ra nơi đây. Trong khi bao năm tháng bị khô hạn nay trời lại chuyển động mang mưa gió đến. Tuy nghĩ vậy, nhưng vẫn lo cứu người trước đã.
Về đến nơi chàng thấy không xong, nên đành vác người này ra đỡ lên yên cho ngựa tiến thẳng suốt chặng đường khá dài. Tiếng vó hét rồi ngừng lại chàng liền nhảy xuống ngựa. Vác người khách lạ lên vai tiến vào một nơi thật hẻo lánh trông như một hang động.
Sau khi chữa trị xong chàng cho bệnh nhân nghỉ ngơi, vì bị nhiễm độc quá nhiều nên bệnh nhân bất tỉnh khá lâu. Chàng phải thức suốt nhiều đêm để theo dõi bệnh tình biến đổi. Bên ngọn lửa hồng chàng vẫn ngồi không rời một bước. Nhưng bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm, đến ngày thứ ba thấy đôi mắt chớp chớp, miệng lấp nhấp giọng nói yếu ớt: “Khát quá, cho ta chút nước”.
Chàng mừng rỡ vô cùng vì đã cứu được bệnh nhân thoát cơn hiểm nghèo. Liền lấy nước cho uống, rồi nghe giọng nói chàng biết đây là nhà vua đang nằm trong tay mình. Nhưng với lòng quảng đại “lương y như từ mẫu”. Chàng cố hết sức cứu chữa. Dù kẻ địch hay là bạn chí thân lúc bấy giờ chàng không bận tâm phân biệt, với lương tâm của một vị thầy thuốc “cứu người như cứu lửa”. Việc gì dến rồi sẽ đến, âu cũng là cơ duyên vậy.
Khi bệnh nhân tỉnh dậy câu hỏi đầu tiên: “Tại sao ta lại ở đây”.
-“Nơi này là nơi nào, trong hang động này ta đã ở bao lâu?”
-Tâu bệ hạ, xin ngài hãy an tâm nghĩ cho khỏe, rồi kẻ hạ thần này, sẽ tường thuật lại câu chuyện. Nghe xong nhà vua vì mệt nên đã thiếp đi trong giấc mộng. Sau khi vua tỉnh dậy và ăn được ít cháo.
Chàng từ từ kể lại câu chuyện 30 năm về trước. Một đêm nọ dưới ngọn lửa bạo tàn của triều đình đã thiêu đốt ngôi làng…trong đó có cha mẹ chàng và người anh bị vua cha kết tội và giam cho đến chết. Và cuối cùng chàng cũng bị nhà vua cho người hành hung. Nhưng con người đâu cũng có số mạng cả. Giờ đây, chàng vẫn là người đem tình thương bằng tấm lòng nhân ái, vị tha sẵn sàng cứu giúp mọi người khi gặp hoạn nạn.
Sau khi nhà vua bình phục tỉnh dậy, cả hai đều vui vẻ và trao đổi cùng nhau những ý nghĩa thâm thúy trong giáo lý Phật đà.
Nhà vua hỏi: “Nghe sơ qua câu chuyện của ngươi kể, ta thật là thương tâm. Tại sao? Ngươi không giết chết ta để trả thù những người dân vô tội ấy mà lại tận tình mang ta vào một hang động để cứu sống? Phải chăng ngươi có dụng ý gì đây?
-Tâu bệ hạ, 5 năm trước hạ thần có vào dự kiến bệ hạ và lúc ra về, bệ hạ còn tặng cho kẻ hạ thần này một miếng ngọc quý. Nói dứt lời chàng lấy ra và đưa cho nhà vua xem.
-Nhà vua: “Phải đây là ngọc bội của phụ vương ta để lại…” nhà vua định nói thêm điều gì đó nhưng ngừng lại. Chàng quyết trả lại ngọc bội cho nhà vua, nhưng nhà vua nói rằng: “Dù ngọc bội có quý bao nhiêu đi nữa, cũng không bằng tấm lỏng nhân hậu của ngươi đã cứu sống ta. Mà chẳng chút thù hận, không đoạt mạng sống của. thật là một tấm gương sáng khiến ta tỉnh thức quay về bờ giác không còn lặn hụp trong cõi vô minh. Với tấm lòng đã quyết, ngọc bội nầy là của ngươi, đừng phụ lòng ta nữa hãy giữ lấy nó…”
Chưa
hết, nhà vua còn nói thêm: “Vậy ngươi, có dụng ý gì mà đối đãi tốt với ta vậy?
-Tâu
bệ hạ: Cho biết nguyên do nào, khiến Ngài cải trang ra ngoại thành đơn độc mà
không sợ sự bất trắc sẽ xảy ra thường nhật.
-Hay lắm…hay lắm…ngươi nói thật là chí lý, ta ra ngoại thành có mang theo một cận vệ rất thân tín và lực lưỡng, nhưng không ngờ bên ngoài dân gian lại còn có những cao thủ…vì bảo vệ ta nên y đã hy sinh tánh mạng, còn ta thì chạy thoát chết nhưng bị trúng độc trong lúc giao đấu. Ta quyết không bỏ cuộc nên cố chạy vào làng mạc để lánh thân. May cũng nhờ đại hồng phúc của tổ tiên ta, nên gặp được ngưoi cứu mạng. Ơn ấy ta sẽ khắc cốt ghi tâm, không bao giờ quên được.
Chàng
khoái chí cười kha khả và nói tiếp:
-Tâu bệ hạ: “Ở trên đời này, tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực, bằng cấp, khoa bảng…tuy rất quý, nhưng cũng không đáng gì đối với thực tế mà nói bệ hạ đã từng chứng kiến cảnh “nhân tình thế thái”. Nếu bệ hạ phát tâm trải rộng lòng từ bi, ra khắp nơi nơi, dân chúng được nhờ ân phúc của Ngài có chi sung sướng bằng miễn thuế năm năm cho dân và ân xá cho phạm nhân lầm lỗi, tuy đối với bệ hạ là việc nhỏ trong tầm tay có thể thực hiện được, nhưng thì tình thương ấy sẽ được ban rãi khắp nơi nơi, ý tưởng phụng sự tha nhân mới thật đáng kể nếu làm được như vậy. Chưa hết, chàng còn nói tiếp, lúc ấy lòng dân sẽ tin tưởng vào bệ hạ nhiều hơn…”
-Được, những điều khanh nói ra, ta hứa sẽ làm đuợc. Nhà vua thay đổi cách xưng hô khiến chàng an tâm hơn.
-Đa tạ, đa tạ tấm lòng của bậc minh quân đã thấu suốt lòng dân, hy vọng trận chiến này Ngài sẽ thắng lớn.
-Vậy khanh, có cao kiến gì giúp cho trẫm trị an, ổn định và làm thịnh vượng đất nước không? Kể từ đó, nhà vua rất vui mừng vì đã tìm ra người nhiệt tâm nhiệt huyết ra giúp nước. Chàng còn nói rằng: “Bệ hạ, hãy vững tay chèo, để lèo lái con thuyền đại cuộc đưa quốc gia này vượt qua mọi gian khổ, để trở thành một đất nước phú cường, người người muôn một dốc tâm hướng về đạo.
-Được, ta sẽ đem đạo Phật làm quốc giáo trong những năm tháng ta còn ngự trị tại hoàng cung và sẽ cho xây cất rất nhiều chùa chiền và in kinh, đúc tượng, đào tạo tăng tài. Còn khanh thì sẽ…nhà vua nói đến đây thì ngừng hẳn. Câu chuyên còn dài lắm…
Thôi bây giờ, khanh hãy cho trẫm trở về hoàng cung.
- Bệ hạ khoan đi vội..đến và đi phải đúng thời đúng lúc mới được…
Nhà vua vốn dĩ thông thái liền hiểu ngay ý chàng, gật đầu rồi nói:
“Khank cứ thỏa mái, đề đạt sự mong muốn…”
Chàng cũng không buồn nghe nhà vua, nói gì nữa, bèn lên tiếng:
-Bệ hạ và hạ thần, bây giờ chúng ta đến lúc phải thành tâm cầu nguyện và niệm thật nhiều thần chú: “Đại Bi ….” nhờ thần lực của Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Thiên, Chư Thiện Thần…gia hộ cho đất này đang gặp tai ương ách nạn, giải trừ nạn kiếp hạn hán lâu năm.
Chẳng những vậy, chàng còn hướng dẫn nhà vua tụng kinh sám hối:
“…Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp,
Giai do vô thỉ tham, sân, si
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh
Nhất thiết ngã kim giai sám hối…”
(Hồng Danh Sám Hối”
Và sau cùng chàng còn dạy nhà vua bài sám thuộc lòng như:
“…Xin hướng về núp bóng từ quang
Lạy Phật tổ soi đường dẫn bước
Bao tội khổ trong đường ác trược
Vì tham, sân, si, mạn gây nên
Thì hôm nay giữ trọn lời nguyền
Xin sám hối để lòng thanh thoát
Trí Phật quang minh như nhật nguyệt
Từ bi vô lượng cứu quần sanh…”
(Sám Phát Nguyện).
Đàn tràng tuy đơn giản, nhưng cũng đã được dựng lên, cả hai đều thành tâm và cất tiếng niệm Phật và tụng thần chú Đại Bi lien tục không ngơi nghỉ:
“Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni…..”
Trong ba ngày nữa, nếu trời không mưa thì chúng ta sẽ chết mất, chẳng những vậy mà dân chúng cũng chết hết luôn.
Nhà vua hốt hoảng, hỏi: “Tại sao…tại sao như thế…?”
-Tâu bệ hạ, vì trời khô hạn lâu nay. Thêm vào đó những chất độc của kẻ gian tà chúng phun ra khắp bầu trời đâu đâu cũng có.
-Vậy thì có cách nào giải tỏa không?
-Tâu bệ hạ,: “Chỉ có nước cam lồ của Chư Phật, Chư Bồ Tát và Chư Thiên mới hóa giải được những nổi oan khiên đó.
-Nhà vua liền nói: “Lòng thành tất hữu thần”
Quả
thật, sự nhiệm mầu của Chư Phật “Bất khả tư nghì…” không thể diễn tả được. Một khi
vị minh quân khấn nguyện thấu suốt thiên đình do tâm thành mà ra.
Sau ba ngày tụng niệm, trời đang nắng hạn chang chang lại sấm sét nổi lên mưa liên tục bảy ngày đêm không ngớt. Chàng vỗ tay reo hò.
Bệ hạ, thật là một đấng minh quân biết lo cho dân và sống vì dân bây giờ, “Bất chiến tự nhiên thành”.
Tiếng hò reo của muôn người, đoàn cờ xí hân hoan kéo về hoàng cung, kẻ xấu xa tội lỗi đành ra thú tội.
Giữ y nguyên lời hứa vị vua đã đưa ra như thế. Muôn người như một ai nấy đều hát khúc khải hoàn.
Còn
riêng chàng từ biệt nhà vua, không nhận bất cứ một ân huệ nào. Bởi vậy, nhà vua
liền ban cho chàng danh hiệu “Hành Y Nghĩa Hiệp” khiến ai cũng đều biết đến, nhưng
chàng từ chối tất cả quyết ra đi để đạt đến “phương trời cao rộng” thoát cảnh
ta bà khổ ải…Kể từ đó không ai gặp chàng nữa. Chàng đã ghi lại những lời kinh của Phật dạy, tại vườn
thượng uyển nơi nhà vua thường hay đàm đạo và nghiên cứu giáo lý Phật đà với
chàng:
“Thị nhựt dĩ quá, mạng diệt tùy giảm
Như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc
………………………………….”
(Một ngày đã qua, mạng người suy giảm
như cá thiếu nước, có gì mà vui).
Xuân Tân Mão -2011
Nhuận Hùng