- Dấu Xưa - Nhuận Hùng

03/09/201212:00 SA(Xem: 9212)
- Dấu Xưa - Nhuận Hùng


(Tiếp theo kỳ trước)

 

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

 Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.

 

Đúng vậy, câu này từ xưa đến nay rất là thâm thúy, gói trọn vào đó một nỗi lòng, buộc phải nói ra sự thật từ trong tâm khảm cho dù phải đổi lấy tánh mạng mà vẫn hiên ngang trước pháp trường. Chẳng hạn như câu:

 

 “Ta thà làm quỷ nước Nam

 Còn hơn làm vương đất Bắc”

 (Trần Bình Trọng)

Một vị tướng trung kiên khi bị giặc Tàu bắt và dụ ông ra làm việc cho chúng. Thà chịu chết chớ không hàng giặc. (Chết vinh hơn sống nhục).

 

Thật là gương sáng lưu truyền con cháu, sự hy sinh cao cả của Tổ tiên chúng ta quyết hy sinh tánh mạng không để một tấc đất rơi vào tay giặc Tàu.

 

Ngày nay tại Việt Nam xảy ra không biết bao nhiêu vụ đàn áp biểu tình, bắt bớ đảng Cộng Sản Việt Nam chúng không cho nói lên nguyện vọng của đại đa số quần chúng khi Trung Cộng bành trướng xâm lấn biển cả, tước đoạt đất đai. Mà nhà cầm quyền Cộng Sản quá yếu hèn chỉ biết “hèn với giặc, ác với dân”. Thử nghĩ những người con Việt khắp nơi trên thế giới hãy nghĩ gì về đảng Cộng Sản Việt Nam trong lúc này. Chúng ta không thể làm ngơ được, khi nhà cầm quyền đê hèn như thế, thì tương lai nước Việt Nam sẽ đi về đâu???

 

 * * *

Nhắc lại câu chuyện…

 

Kể từ khi chàng vượt thoát chốn ngục tù, bằng mọi cách, nhưng không dễ dàng như mình tưởng, cũng phải trả một cái giá rất đắt. Chết, sống chỉ trong đường tơ kẻ tóc. Đã biết rằng thập tử nhất sanh trong cảnh vượt ngục nhưng chàng vẫn thực hiện cho kỳ đạt, không để thời gian chôn vùi ý chí sắt đá là phải khôi phục lại cho kỳ được mảnh đất thân yêu, khi bị kẻ giặc giày xéo đã bao nhiêu năm rồi. Không biết bao nhiêu cảnh khổ của dân lành diễn ra từng giờ từng phút, tại nơi ấy…

 

Những tháng ngày đọa đầy trong ngục thất đã không làm sờn chí mà còn là cơ hội cho chàng luyện tập được đức tính kiên cường và nhẫn nại. Cũng may cho chàng gặp được thiện trí thức một bậc cao minh tột cùng mà nhiều người thời bấy giờ biết đến như: Huyền Thông đại sư, đây một vị cao tăng rất thông suốt thiên văn- địa lý-võ thuật… cũng như giáo lý Phật Đà. Ngài là bậc chân tu đáng kính mà còn bị bắt giam vào một nơi xa xôi chẳng ai biết đến. Ngài đã đem hết tâm huyết truyền lại cho chàng nơi ngục thất, nhưng chẳng ai biết đến. Nếu để sơ xuất bọn cai tù biết được chúng báo đông ầm lên thì kể như cả hai lãnh hậu quả không thể lường được. Trời đất còn thương cho kẻ có lòng với non sông. Những anh linh của bao tử sĩ sẽ không làm ngơ nơi chin suối…

 

Năm năm sau…

Kể từ khi ra khỏi cánh cửa nhà tù cũng là lúc chàng phải chia tay với Huyền Thông đại sư, chàng làm kẻ phiêu bạt khắp nơi trên đất Hoa Lục. Sống bằng đủ mọi cách tạo dựng một chuỗi dây liên kết từ những người dân cùng cực cho đến những bậc có quyền, có chức trong triều đình khi bị bạc đãi đành phải từ quan trở về dân dã. Những người này tính tình rất cương trực không bị đồng tiền bất lương mua chuộc họ thường hay bênh vực cho những dân nghèo. Chàng lại là người đưa ra nhiều cải cách thích đáng cho nên rất là nhiều người mến mộ. Cũng vì thế cũng có lắm kẻ âm mưu giết chàng để lãnh thưởng của triều đình thời bấy giờ.

 

Quay sang chuyện triều đình không biết bao nhiêu cảnh đã xảy ra. Từ thượng cho đến hạ tầng, sống theo lối bưng bít, bảo thủ tham nhũng bóc lột chỉ biết hưởng bổng lộc không làm nên tích sự gì. Sưu cao thuế nặng mỗi ngày gia tăng, thời tiết thất thường, nạn đói kéo dài, hạn hán, lại thêm nạn dịch tả lan tràn khắp nơi không thuốc men chữa trị, khiến cho dân chúng càng thêm khốn đốn.

Lúc bấy giờ chàng trở thành một lương y chuyên trị bệnh cho mọi người không kể ngày đêm. Quyết bảo tồn tính mạng cho mọi người. Kể từ đó chàng truyền dạy cho nhiều người những phương thức tự chữa bằng dược thảo đối với những bệnh thông thườngtránh được nạn truyền nhiểm. Tiếng đồn mỗi lúc mỗi xa, ai ai cũng đều biết đến. Nhưng riêng nhóm quan quyền chúng xem chàng như cái gai trong mắt, luôn luôn rình rập và tìm mọi cách hãm hại.

 

Vào năm…niên hiệu…Chàng tìm đến một ngôi chùa xa xôi trên núi cao thuộc tỉnh…làng…Bạch Vân Tự đã hiện ra trước mắt chàng. Nơi cổ tự này tuy không lớn lắm nhưng gói trọn những gì mà chàng đã chôn cất sau sân chùa từ lâu nay. Đó là gói hành trang của đại sư Huyền Thông trao lại cho chàng, vì không tiện mang theo bên người.

 

Sau thời khóa tụng niệm trong chánh điện, chiều đến là thời kinh Thí Thực thỉnh Thập Loại Cô hồn trong mùa Vu Lan. Vì có việc gấp nên nửa thời kinh phải ra đi không thể ở lại dự trọn khóa lễ. Bấy giờ chàng nghe văng vẳng lời kinh chiều âm điệu trầm hùng, do đại sư chủ trì thỉnh thập Loại Cô Hồn, còn đọng trong tâm trí chàng như:

“………………………

 “Lụy triều đế chúa”, những ông vua các triều đại dã qua, phần lớn là các ông vua chết do tai nạn “đổi đời”. Đang trong cảnh thái bình.

“Mấy đời chín lớp ở cao,

 Non sông muôn dặm thâu vào một tay

 Thuyền chiến phút dổi thay vuợng khí,

 Xe loan còn rủ rỉ hoan thinh”.

“Ôi thôi!

 “Đỗ quyên kêu trót tàn canh,

 Máu hờn nhuộm mãi trên cành đào hoa”.

 

 Kế đến quan võ hay tướng tá:

 “Ngàn cân lực cử đảnh vàng,

 Thân trường thành vững trăm ngàn dặm khơi.

 

 “Trướng hùm lạnh uổng đời hãn mã,

 Khói lan tràn nào gã Phan long”

Ôi thôi!

 “Ngựa nhà chiến tướng vắng không,

 Hoa hèn cỏ nội một vùng buồn thiu”.

 

 “Nhà châu quận xa làng phụ mẫu,

 Chốn nước trời theo dấu thần tiên.

 Ôi thôi!

 “Chinh chinh biển loạn sông nghiêng,

 Mờ mờ hồn bướm ly miền dương gian”.

 

 “Cờ điều phất ngọn tương tranh,

Trong chòm mũi bạc đem mình chống đương.

 Gan ruột nát theo trường kim cổ,

 Da thịt rơi đầy chỗ can qua”.

Ôi thôi!

 “Cát vàng văng vẳng tiếng ma,

 Mờ mờ xương trắng ai mà nhặt cho”.

 

“cùng là những hành khất, tù nhân tử hình”.

 

“Lại thỉnh kẻ cơ hàn khất cái,

Cùng tù nhân mang phải trọng hình

Gặp tai nước lửa hại mình,

Hoặc vương hùm sói tan tành thịt xương”

……………………………..

……………………………..

“Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,

 Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,

 Thương thay cũng một kiếp người,

Sống nhờ hang xứ, chết vùi đường quan”…

 

(Ngày nay, còn có nhiều tai nạn khác như: điện giựt, tai nạn giao thông, máy bay rớt, đắm tàu, động đất, sóng thần, hóa chất mà ra…không giấy bút nào kể hết được…)

 Nguyễn Du (Văn Tế Thập Loại Cô Hồn).

 

Chàng lặng lẽ ra đi mà thầm nghĩ, đời người quả thật là ngắn ngủi, biết thế nhưng chẳng mấy ai thoát khỏi chiếc vòng lợi, danh. lẩn quẩn suốt cuộc đời mà không có lối thoát.

 

Kinh sách xưa đã ghi Đức Phật cũng đã từng dạy các hàng đệ tử rằng: “Tất cả đau khổ tội ác đều do vô minh, tham, sân si mà ra” Ánh sáng từ bi của Đức Phật chiếu cùng khắp mọi nơi, như mặt trời không soi sáng riêng ai, chỉ tại người mù không thấy. Hãy từ bỏ vô minh cố chấp, hãy nương theo ánh từ quang của Đức Phật tức thì sẽ được giải thoát khỏi các đường dữ…”

 

Sau khi rời khỏi ngôi cổ tự chàng đã hòa nhập vào dòng sống của dân làng, làm một hành giả cứu dân độ thế mang tâm nguyện của một lương y cứu chữa cho bệnh nhân ngặt nghèo gặp phải những chứng bệnh nan y. Cũng từ đó chàng tạo nên một thế đứng vững vàng trong số người dân dã, lại còn có những vị tướng tài bất mãn triều đình chỉ vì sưu cao thuế nặng, chèn ép dân làng, bao che cho những quan chức bất tài làm nhiều việc phi lý trái với lương tâm. Khiến cho dân làng cơ cực từ nhiều mặt, kẻ xấu lợi dụng thòi cơ nổi lên cướp bóc. Đã khổ lại càng khổ thêm, dân bé cổ làm sao kêu tới thiên đình cho được.

 

Mặt trời vừa khuất núi cũng là lúc màn đêm buông xuống, chàng bước đến một quán nước bên đường thuộc quận Trương Phong tỉnh Hồ Nam lúc bấy giờ dân cư tại đây rất là đông đảo và náo nhiệt, thêm vào đó chàng không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra đêm nay, sao mà thấy ngựa xe và binh lính đông đảo, trên gương mặt ai nấy cũng đằng đằng sát khí tư thế sẵn sàng chiến đấu, có những tên quan chỉ huy ra lệnh cho thuộc hạ phân chia đi khắp mọi nơi. Thấy vậy chàng liền tìm chỗ khuất để thay đổi y

phục hóa trang thành người địa phương để tránh sự nghi ngờ của bọn quan quyền. Sau vài phút tìm hiểu nơi quán nước. Có người mách rằng đêm nay bọn lính của triều đình sẽ tung một lực lượng hùng hậu quyết tóm gọn cho bằng được…Chàng sốt ruột hỏi vội, vậy họ sẽ bắt ai đây:

-Cô hàng nước đáp: “Có lẽ, ông từ xa đến không biết, họ bắt ai đây sao mà còn hỏi vớ vẩn vậy?”

-Chàng bối rối chưa biết nói làm sao, liền thốt lên rằng:

-“Xin lỗi cô, tôi từ xa mới đến nên không rõ vấn đề, xin cô tóm gọn đầu đuôi câu chuyện có được hay không?

Cô hàng nước mỉm cuời, khe khẻ.

-Được, một giọng nho nhỏ hàm chứa điều gì quan trọng lắm, khiến chàng càng thêm bối rối và chăm chú lắng nghe.

- Ông hãy mau rời khỏi nơi này càng sớm càng tốt. Vì chuyện giao tranh đao kiếm, trao đổi bằng mạng sống không thể nói giữa đám đông được.

-Tại sao? Chàng một mực muốn biết rõ nguyên nhân câu chuyện, với vẻ mặt dầy tự tin không một chút nao núng dù rằng trong tay chàng không một tấc sắt, nhưng hào khí lúc nào cũng sẵn sàng can thiệp những người cô thế. Thấy vậy, cô

hàng nước nói nhỏ vào tai chàng, đêm nay nếu ngươi có bản lãnh hãy theo em trai của ta đột nhập vào trại của nhóm người đứng lên đòi tự do nhân quyền gì đó…Nếu được nhanh một bước cứu sống vị trẻ tuổi cầm đầu tự xưng “Hoàng tử đương triều phục quốc…gì đó…” Tôi không nhớ rõ danh xưng của họ. Chàng liền gập đầu nhận lời ngay. Tức thời có người tới đưa chàng đi gấp, nhưng nghiệt ngã thay trước khi rời khỏi quán nước chàng bị bắt và trói chặt trên lưng ngựa và có người cuỡi ngựa đưa chàng đi thật xa. Trong lúc này chàng không biết sống chết ra sao thật hay giả của một xã hội vàng thau lẫn lộn lúc này ai thật ai giả. Không khéo mất mạng như chơi. Vì xã hội thời bấy giờ quá hỗn tạp quan dân mạnh ai nấy sống. Nếu mình không khéo phát ngôn không đúng lúc đúng chỗ, thì sẽ bị mất mạng như chơi không cần phải đợi đi ngồi tù nữa. Mạng sống của chàng lúc này như sợi chỉ treo ngàn cân.

 

May mắn thay chỉ trong một giờ đồng hồ, tiếng vó ngựa ngừng hẳn lại và chàng bị nén ngay xuống đất chẳng khác nào một tội phạm đem ra pháp trường xử chém.

 

Một tiếng quát thật lớn trong hang động tối đen, nhiều người nhô nhố nhưng chỉ có vài cây đuốc le lói ánh sáng không đủ chiếu rõ mặt từng người. Một người trong nhóm bước ra trông rất là trẻ khoảng chừng trang lứa với chàng, trong bộ đồ đen, trên vai mang trường kiếm, lời nói dõng dạc hùng hồn trông như vị chỉ huy đang ra lệnh. Các người hãy lùi xuống hết để hắn cho ta và hãy mở trói, mở khăn bịt mặt ra. Nhớ đem đến một thanh kiếm tốt so tài cùng ta. Nghe nói đến đây chàng nhói cả tim lên, chưa bao giờ gặp một sự kiện hy hữu như thế này. Một sự lựa chọn không thể nào khác hơn là mạng sống đem ra đánh đổi. Chàng vẫn bình tĩnh và thầm nghĩ rằng lúc này là lúc bị

giặc bao vây cớ chi lại giao đấu một mất một còn với hắn. Thôi thì mình chấp nhận thua trước đã mọi việc sẽ tính sau. Người kia ra lệnh hãy cầm kiếm lên và giao đấu với ta, nếu không…Chưa dứt lời chàng liền ném kiếm và nói rằng: “Ta xin thua, nếu cần điều gì hãy nói ra. Ta xin đem thân mạng này ra làm bia cho quý Ngài. Xin quý vị cho kẻ cơ hàn này biết rõ danh tánh và việc làm?

-Được. chưa dứt lời. Chàng liền hét to lên rằng: “Trời ơí Ta không ngờ…lại có sự trùng hợp như thế, kẻ trước mặt chàng lại giống chàng y đúc từ lời nói cho đến bước đi, cứ ngỡ rằng người em sinh đôi với mình đã chết cách dây mấy mươi năm rồi sao hôm nay lại có một người nào đó lại giống y như em song sinh với mình lại đứng trước mặt. Trong giây phút dầu sôi lửa bỏng này, không thể nhận anh em ra được bằng chứng đâu đây, nếu có nói ra họ có tin mình hay không? Khiến cho chàng thêm một lần nữa chới với, chẳng biết nói gì hơn chỉ kêu trời mà thôi…”

-Có một bô lão lớn tuổi trông vẻ cường tráng bước đến nói rằng: “Đêm nay là đêm sanh tử, chúng ta không tìm cách thoát thân sẽ không còn cơ hội khôi phục lại giang sơn. Các ngươi có hiến kế gì hay không?

 

Mọi người ai nấy im phăng phắt khiến cho tiếng vo vo của những con muỗi, càng rõ hơn. Trời về khuya không khí ảm đạm sương rơi nặng hạt, nhưng bên trong hang động có kẻ đẫm mồ hôi. Giây phút bị giặc bao vây chặt chẽ như thế, tính ra quân số lính của triền đình gấp 8 hoặc 9 lần binh lính hiện có tại đây. Chàng liền nẩy ra ý kiến sắc bén và nói lớn lên rằng: “ Xin thưa, tôi sẵn sàng đem thây này ra đương đầu với đám lính đó các vị có đồng ý hay không? Đáp lại là tiếng reo hò vang lên:

 -Đồng ý, đồng ý.

 ( Cảnh này xảy ra chẳng khác nào Lê Lai cứu chúa trong sách sử Việt Nam).

 Sau đó chàng liền nhận bộ đồ đen áo mão từ người chỉ huy trẻ, ngay lúc đó chàng đánh rơi sợi dây mang ngọc bội của mình mà chẳng hay. Người chỉ huy trẻ kia nhặt lấy và đeo vào người và còn nói thêm rằng: “Khi nào thắng trận ta sẽ trả lại cho ngươi”. Chàng vẫn vui vẻ cười đáp lại rằng:

“Ai là kẻ chiếm hoàng cung trước, kẻ đó là vua”. Cả hai đồng ý vui vẻ xiết chặt tay nhau thề rằng: “Quyết xả thân này để dành lại độc lập, tự do, dân chủ cho muôn người. Tiếng hò reo vang lên trong đêm tối. Trước ngọn nến lung linh mọi người quỳ xuống khấn vái tên tuổi đồng tâm hiệp lực làm một việc đại cuộc giải phóng dân chúng ra khỏi ách thống trị bạo tàn, của bạo chúa đương thời. Mặt dù vẫn biết rằng “Châu chấu đá xe…” Nhưng với tâm tánh hiên ngang ý chí kiên cường quyết đứng lên giành lại giang sơn cho bằng được.

 

Mọi kế hoạch đã được sắp đặt chu toàn, chàng liều mình cùng một số người thiện chiến xông ra đầu tên mũi kiếm. Còn lại những người kia thì tản ra khắp nơi để gầy lại cơ đồ.

 

Quả thật, đêm hôm ấy quân lính triều đình quá đông xóa sổ ngay nhóm người này, nhưng nhờ chàng dùng nhiều chiêu thức với sức chịu đựng phi thường. Chàng quá có quá nhiều kinh nghiệm tác chiến đã học được từ những bậc ẩn danh nên giải vây được, đưa mọi người đi trước khi quân lính đổ đến. Cuối cùng chàng bị thương giả thua lao mình xuống vực thẳm, sống hay chết chưa biết số mạng ra sao?

 

Cuộc chiến chấm dứt chỉ trong đêm đó, cảnh vật ngổn ngang lửa cháy ngun ngút không biết bao xe ngựa, gẫy nát, hàng rào che chắn bị đốt phá cùng nhiều người thương tích, tiếng rên rỉ trong đêm tăm tối trông thật thê thảm, chiến tranh là thế, không sao tránh khỏi cảnh tang tóc…

 

Nhà vua nghe báo như vậy cho binh lính ăn mừng, và tuyên bố từ nay không còn ai dám chống đối ta nữa. Kể từ đó chính sách cai trị khắt khe mỗi lúc mỗi gia tăng. Khiến cuộc sống người dân càng bị xiết chặt hơn trước. Tiếng kêu ai oán, “ông trời có hiểu hay chăng!”

 

Ba năm sau….!

 “Hoàng thiên bất phụ, hảo tâm nhân”

 (Ông trời có mắt, không phụ kẻ có lòng tốt).

Tại một tiệm thuốc bắc, có một ông lão bước vào bốc thuốc trên gương mặt lo âu sợ hãi. Hình như lão có một điều lo lắng cho ai đó, sau khi móc hết tất cả tiền trong hầu bao ra vẫn chưa đủ cho chủ còn thiếu chút ít, lão ta mới móc ra một cái túi vải thô nho nhỏ và nói rằng: “Cậu ơi hãy cầm lấy vật

quý này làm tin, tôi sẽ trở lại trả tiền thuốc cho tiệm cậu và chuộc nó về”. Trông người trung niên này nhận và nói với chủ rằng: “Ông ấy sẽ trở lại trả tiếp số tiền còn lại và đưa chiếc túi này làm bằng chứng. Người chủ đáp rằng: “Ngươi hãy giữ lấy nó đi, ta cũng chẳng cần thiết gì thứ đó, vì tiệm quá đông khách nên chủ cũng dễ dãi cho khách hang. Ngày tháng trôi qua ông lão kia chẳng đến, tất nhiên chiếc túi vải kia thuộc quyền sở hữu của chàng.

 

Có một hôm nọ tình cờ, dọn chỗ ở đi nơi khác gả trung niên này không còn là chàng trai trẻ như xưa nữa, nhưng chuyện đấu tranh vẫn còn nhem nhúm trong lòng. Mặc dù tuổi tác có chất chồng đi nữa, nhưng quê hương còn những tên hút máu hại dân thì ngày ấy vẫn chưa an bình. Lòng yêu nước càng ngày càng tăng cao, khiến chàng không quên đi những nỗi oan khiên ấy. Không phải hận thù chồng chất mà vết thương lòng không bao giờ lành khi đất nước vẫn còn điêu linh. Chính vì lẽ ấy, chàng cố tìm cho ra đáp số của một bài toán nan giải. Dù là kiếp này chưa đạt, thì kế tiếp vẫn có câu trả lời. Không bao giờ chùng bước trước sự bất công của kẻ bạo chúa thời bấy giờ. Với ý chí sắt thép như thế dù gì cũng có ngày lay chuyển họ bằng nhân quả hiện tại. Nếu họ cố chấp thì “Gieo gió ắt có ngày gặt bão”.


 “Lòng dân là ý trời’.

Đúng vậy, đêm khuya tăm tối ai là ngọn hải đăng cho ta ra biển cả. Một câu hỏi tuy dễ nhưng không có câu trả lời. Suốt đêm hôm đó chàng ngồi thiền nhưng rồi chưa phát hiện ra điều gì cả.

 

Bổng một hôm nọ từ nhà đến tiệm thuốc chàng, suy nghĩ miên man và chợt nhớ ra rằng: “Tại sao lão kia thế tiền bằng một túi vải mà không quay lại lấy. Chắc có lẽ là chiếc túi đó không có thứ gì đáng quý khiến ông ta quay lại. Thôi mình hãy quên nó đi chớ cất làm gì cho mệt. Nói vậy, sau khi tan việc trở về nhà chàng bèn đem túi vải ra xem thử có thứ gì ở trong đó khiến lão vô tình mà quên đi. Một sự ngạc nhiên không thể tả, chàng bàng hoàng ngay lập tức, đó là một cái bản đồ mật rất quý báu vẽ rành mạch đường vào nội cung, một cách dễ dàng mà chẳng ai phát hiện, còn chỉ rõ những nơi chốn và chỗ ở của người có trách nhiệm an ninh trong triều và còn có cả dường hầm thoát thân khi bị bao vây. Kho binh khí và lương thực cũng được vẽ rõ nét. Nắm được chiếc bản đồ này trong tay chàng vô cùng vui mừng và sung sướng hẳn lên, chẳng khác nào người mù được sáng mắt, nhìn cảnh vật chung quanh sau bao nhiêu năm bị lớp màn đen che khuất.

 

Từ đó, chàng vẫn sống bình thản như mọi ngày tránh sự để ý của những người chung quanh. Kế hoạch trong đầu vẫn tiếp tục chờ đợi cơ duyên chín mùi, những yếu tố cần phải chu đáo sắp đặt trong thế chủ động. Chàng quyết áp dụng phương thức của các tiền bối xưa mà chàng đã từng nghe qua. Lúc này chàng càng thận trọng hơn và nhớ đến câu của sư phụ chỉ dạy khi còn ở trong hang động như:

 “Tâm bất động, trong dòng đời chuyển động”.

Và chàng cố moi trí nhớ luyện lại bài kiếm pháp như:

“Nhớ lại, đôi mắt trầm tư của Lão Bá chàng hay gọi là sư phụ, Ngài đã tận tuỵ chỉ dạy cho chàng: 

 “Thần kiếm nguyên lai vô nhị đạo”.

Thần đạo và kiếm đạo vốn dĩ chỉ là một. Vì cả hai cùng dẫn đưa con người đến cùng một mục đích là diệt ngã. Lão Bá còn nhắc nhở thêm:  

 “Tâm vô trụ tức vô niệm là bất động”.

 “Khi luyện đến tột đỉnh của kiếm pháp, tâm không còn vướng mắc vào ý niệm thắng bại, cao thấp thì mới đạt được kết quả…Không nên khởi ý niệm tấn công đối phương trước, phải an nhiên tự tại, tâm được thảnh thơi…” Kế đó, Lão Bá liền trao cho chàng một thanh kiếm bằng gỗ rất xinh xắn, trên đó có chạm những dòng chữ nhỏ thật sắc xảo như:

“Tâm vô ưu, thần bất động
 
Khí uy dũngkiếm vô chiêu
”.


Sau khi Lão Bá tóm lược tinh hoa kiếm pháp của mình để chỉ dạy cho chàng như:

“Đạo của binh pháp là cái đạo của Trời Đất. Một khi con người đã thấu triệt được cái lý của vũ trụ, bắt được cái nhịp của cục diện, người ta có thể an nhiên tự tại đối diện với đối thủ mà không hề nao túng”.“Con hãy khắc ghi long.” “kiếm vô chiêu…”


(Xin quý vị chớ bỏ qua, nhớ đón đọc kỳ tới, câu chuyện dài thật hấp dẫn, đã đến hồi kết thúc…).


 Nhuận Hùng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)